Từng bước hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường

(PLVN) - Đại hội Đảng lần thứ XIII đã quyết nghị định hướng phát triển đất nước với tầm nhìn dài hạn, xác lập mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Từ sau Đại hội đến nay, cả nước đang từng bước hiện thực hóa khát vọng đó để đất nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Mạch nguồn xuyên suốt

Quá trình hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường là mạch nguồn xuyên suốt trong lịch sử dân tộc. Ngay trong thời kỳ kháng chiến, khát vọng, ý chí quyết tâm của cả dân tộc đã được khẳng định với Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường để đất nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. (Nguồn ảnh: virtual-saigon.net).

Hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường để đất nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. (Nguồn ảnh: virtual-saigon.net).

Cho đến Đại hội XIII của Đảng, tinh thần và quyết tâm vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, phấn đấu hiện thực hóa khát vọng của thời đại Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội càng được khẳng định. Với sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của Đảng, cụ thể là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự nỗ lực của Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ; sự đồng hành và giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; tình hình kinh tế - xã hội nước ta những năm gần đây đều đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt năm 2022 và 2023 nước ta được coi là “điểm sáng” của thế giới.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên.

Hiện nay, quy mô GDP nước ta ước đạt 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 11 nền kinh tế lớn nhất châu Á, nằm trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, 30 nền kinh tế có thương mại lớn nhất, là một trong 3 nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ASEAN và có mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng, đa tầng nấc. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc, lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới... Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới.

Riêng năm 2023, tăng trưởng kinh tế cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định. Khu vực nông nghiệp là “điểm sáng”, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong 10 năm qua. Khu vực dịch vụ tăng 6,82%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 683 tỷ USD; xuất siêu khoảng 28 tỷ USD (nhiều nhất từ trước đến nay), góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu 8,34 triệu tấn gạo với giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, cao nhất từ trước đến nay); cơ bản bảo đảm cung - cầu lao động…

Tiến bước đến năm 2045

Đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt từ chính trị, kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế, những vấn đề cần khắc phục, vượt qua trong những năm tiếp theo để hiện thực hóa khát vọng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Cả nước đồng lòng hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng. (Nguồn ảnh: tapchicongthuong.vn)

Cả nước đồng lòng hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng. (Nguồn ảnh: tapchicongthuong.vn)

Theo đó, tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong khu vực, thế giới, song chưa đạt mục tiêu đề ra. Nguồn lực đất đai, tài nguyên có hạn, chưa tận dụng được tối đa lợi thế từ những nguồn lực này; việc tích tụ đất đai, “dồn điền đổi thửa” vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc… đã làm chậm quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn cũng như phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và cung ứng hàng hóa lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến. Chúng ta cũng chưa khai thác thực sự hiệu quả được nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trí thức, trí tuệ cao... lại hiện hữu nguy cơ “chảy máu chất xám”…

Thời gian đến năm 2045 không còn nhiều, để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng, chúng ta phải tiếp tục phấn đấu từng năm. Nhiều ý kiến của các học giả, chuyên gia, các nhà nghiên cứu, lão thành cách mạng, cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước và người dân đã đưa ra những nhóm giải pháp phù hợp để hiện thực hóa cho khát vọng này.

Một trong những những giải pháp được kiến nghị nhiều nhất là đổi mới thể chế để thể chế thực sự trở thành động lực quan trọng, có giá trị dẫn đường, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Không để thể chế cản trở sự phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, để phát huy vai trò của Nhà nước đối với mục tiêu khát vọng hùng cường, cần đẩy nhanh hoàn thiện, cải cách và nâng cao chất lượng thể chế cũng như thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Đổi mới thể chế, trong đó, đổi mới tư duy về thể chế, tư duy quản lý nhà nước phải đi đầu… tức là phải đổi mới tư duy lãnh đạo và tầm nhìn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Đồng thời, nhất định phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong mọi hoạt động của xã hội, nhất là trong quản trị nhà nước; vận hành hiệu quả Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số. Ứng dụng công nghệ thông tin để tích hợp và đồng bộ dịch vụ công nhằm công khai minh bạch mọi cơ chế, chính sách; có biện pháp quản lý sự minh bạch nguồn gốc tài sản trong sở hữu và giao dịch toàn xã hội…

Ngoài ra, phải nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; tập trung các nguồn lực cho các thứ tự ưu tiên, rà soát để có các giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực được xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị... Tiếp tục thực hiện và vận dụng có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Không những thế, phải quyết liệt đổi mới mô hình giáo dục một cách hiệu quả hướng tới khoa học thực tiễn cho đời sống; thông qua giáo dục - đào tạo để tác động, thay đổi chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, nâng cao năng suất lao động… Giáo dục phải gắn thiết thân với lợi ích, đời sống của Nhân dân. Bên cạnh giáo dục về tri thức, giáo dục để làm người thì cần phải giáo dục để hình thành, nuôi dưỡng khát vọng và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với dân tộc.

Đặc biệt, một đất nước có trở nên hùng cường hay không, trước hết thuộc về khả năng truyền cảm hứng từ các nhà lãnh đạo tới người dân. Biến mục tiêu, khát vọng thành hành động, thành tầm nhìn và tư duy lãnh đạo, nhất là kỹ năng và cách tiếp cận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong bộ máy công quyền phải được đổi mới theo hướng kiến tạo và phục vụ. Khi các nhà lãnh đạo nêu gương với tinh thần cống hiến tận tâm, tận lực, biết tập hợp, quy tụ và khơi dậy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại một cách khoa học, không ngại khó khăn, gian khổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo… thì tất yếu sẽ huy động và sử dụng được một cách hiệu quả nhất các nguồn lực, đưa đất nước ngày càng phát triển đi lên và mục tiêu, khát vọng “Việt Nam hùng cường” sẽ trở thành hiện thực!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.