Tục hun khói thi thể ở nơi từng ăn thịt người

Một xác ướp còn nguyên móng tay. Ảnh: BBC.
Một xác ướp còn nguyên móng tay. Ảnh: BBC.
Tộc người Anga ở Papua New Guinea hun khói thi thể người thân nhiều tháng trời, phủ đất sét đỏ để định hình khung xương và đặt họ yên nghỉ ở những ngôi đền dựng trong rừng.
Người Anga sống ở quận Aseki, Papua New Guinea, dải đất vùng cao tách biệt khỏi thế giới hiện đại, nơi sương mù được cho là điềm báo của các thần linh. Họ thừa kế một trong những nghi lễ kỳ lạ nhất của thế giới cổ đại: hun khói thi thể tổ tiên quá cố.
Xác ướp ở vùng đất của bộ tộc ăn thịt người
Xác ướp ở vùng đất của bộ tộc ăn thịt người
Xác ướp ở vùng đất của bộ tộc ăn thịt người 
Để tìm hiểu nghi thức này bắt đầu từ bao giờ và tại sao người Anga ướp xác khi mà xưa kia họ từng có tục ăn thịt người, bạn có thể tới làng Angapenga, cách Lae, thành phố lớn thứ hai ở Papua New Guinean 250 km về phía tây nam. Đây là nơi có thể tìm thấy hàng chục xác ướp hun khói ở quận Aseki một cách dễ dàng.
Những xác ướp rùng rợn hơn bất kỳ điều gì bạn có thể tưởng tượng. Chúng dính đầy đất sét đỏ, ở nhiều giai đoạn phân hủy khác nhau. Một số xác ướp còn nguyên mái tóc hay bộ móng tay được xếp ngồi trong tư thế trầm ngâm. Vẻ mặt của họ như trong những bộ phim kinh dị Hollywood. Thậm chí, còn có xác ướp một phụ nữ với thi thể em bé nằm ép vào ngực.
Ở làng Angapenga có tổng cộng 14 xác ướp, được cố định bởi những cây tre trong tư thế như còn sống. Bốn trong số các xác chết này đã phân hủy thành đống xương. Để đến gần những xác chết không hề dễ dàng bởi xung quanh đất thường không bằng phẳng. 
Nếu không cẩn thận, khi tiếp cận các xác ướp du khách có thể bị trượt chân và làm hỏng cả giàn giáo tre dựng xác chết.
Những câu chuyện mai một theo thời gian
Hầu hết thông tin về xác ướp đều chỉ dựa trên tin đồn, các câu chuyện phóng đại và trí tưởng tượng. Ngay cả dân địa phương cũng mỗi người kể một cách khác nhau về nghi lễ cổ này.
Tài liệu đầu tiên ghi lại phong tục hun khói xác chết là của nhà thám hiểm người Anh Charles Higginson năm 1907, 7 năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Theo một người canh giữ các xác ướp trong làng, tục ướp xác diễn ra trong suốt thế chiến thứ nhất khi người Anga tấn công nhóm người truyền giáo đến quận Aseki. 
Sự kiện này kéo theo hàng loạt vụ giết chóc trả thù và chỉ kết thúc khi những nhà truyền giáo tặng dân làng muối để ướp xác. Tục ướp xác dùng muối sau đó chỉ kéo dài một thế hệ khi những nhà truyền giáo thành công trong việc hướng dân làng Anga theo Kito giáo.
Tuy nhiên người dân địa phương cho biết tục ướp xác đã được tổ tiên họ sử dụng hàng thế kỷ trước. Dân làng không dùng muối để ướp xác mà hun khói thi thể người chết nhiều tháng trời. Sau đó, xác chết được phủ đất sét đỏ để duy trì cấu trúc xương và yên nghỉ ở những đền thờ dựng trong rừng.
Người dân làng phủ nhận tin đồn họ từng có tục ăn thịt người trong quá khứ. Việc này mâu thuẫn với những mô tả của Higginson năm 1907 về tục man rợ liếm ruột xác chết người thân trong quá trình hun khói.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.