Tự ý sinh con tại nhà: Các bà mẹ không nên chủ quan

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Những ngày gần đây, câu chuyện về người mẹ ở Hưng Yên kể về quá trình sinh con tại nhà, tự đỡ đẻ mà không có sự hỗ trợ của cán bộ y tế, cháu bé sơ sinh sau đó không được cắt rốn và không được tiêm phòng đang trở thành đề tài được rất nhiều chị em phụ nữ bình luận rôm rả trên các diễn đàn.

Theo chia sẻ của bà mẹ này, chị ăn chay trong suốt thai kỳ. Đến khi chuyển dạ, chị đã tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa và da kề da với bé trong suốt 4 giờ sau sinh. Sau khi chào đời 30 phút, em bé đã tự biết tìm đến ti mẹ. Đặc biệt, thay vì cắt dây rốn cho bé, chị đã áp dụng phương pháp “thai sản thuận tự nhiên”, không cắt dây rốn ngay mà để nhau thai gắn với cơ thể em bé cho đến khi dây rốn tự rụng. Trong số những bình luận trên mạng xã hội, có rất nhiều ý kiến cho rằng hành động tự sinh con ở nhà là không nên. 

Nói về những mặt lợi, hại của phương pháp “thai sản thuận tự nhiên” như người mẹ này gọi, bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: Theo phương pháp của bà mẹ này có nhiều nguy cơ thai sản mà bà mẹ không lường trước được rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Đặc biệt các mẹ áp dụng sinh con tại nhà lại khó tiên lượng tai biến và hỗ trợ từ chuyên môn y tế kịp thời. Sinh con thuận tự nhiên theo phương pháp của bà mẹ này nguy cơ nhiễm trùng cho bé rất dễ xảy ra.

Tuy chưa xác định được danh tính cụ thể của nhân vật chia sẻ câu chuyện song Bộ Y tế cho biết, trường hợp này nếu có là một hành vi hết sức nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con. Bộ Y tế khuyến cáo, mặc dù sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường nhưng khi mang thai, sinh đẻ, người phụ nữ phải đến cơ sở y tế để được quản lý thai, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ, chăm sóc mẹ và con sau khi đẻ đúng theo quy trình chuyên môn. Việc sinh đẻ tại nhà, tự đẻ mà không có cán bộ y tế hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ, sinh con và theo dõi, chăm sóc sau sinh có thể dẫn đến những nguy cơ tai biến trầm trọng như: Băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng, mất tim thai, uốn ván sơ sinh, thậm chí tử vong mẹ và con,...

Bộ Y tế đề nghị các sở y tế tỉnh, thành phố thông tin, quán triệt tới các đơn vị trực thuộc có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh tại các địa phương, đặc biệt là tuyến cơ sở, nhằm hạn chế tối đa tình trạng đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ như trường hợp nêu trên. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông, tuyên truyền vận động người dân tại địa phương đi khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y tế, đặc biệt, tránh những hành vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và em bé.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.