Tự xác định 'vẻ đẹp' để ngẩng cao đầu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ở đời, nếu mỗi người đều biết được giá trị bản thân thì không có ai là xấu xí. Với ca sĩ “vẻ đẹp” chính là giọng hát, với người làm khoa học đó là thành tựu sáng chế, với người làm nông là sản phẩm cây trái... Là phụ nữ, dám vượt qua giới hạn để phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng đó chính là vẻ đẹp...

Khẳng định “vẻ đẹp” của chính mình

Đỗ Thị Hà đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, trở thành đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Thế giới 2021 và lọt Top 13 chung cuộc cùng chiến thắng Thử thách Truyền thông. Nhưng điều đó không có nghĩa là hành trình của cô trải toàn hoa hồng. Hoa hậu tâm sự: “Ngay sau đêm chung kết, Hà bị soi tất cả mọi thứ từ đời tư và cách ăn mặc, đặc biệt là xuất thân của Hà, những bình luận ác ý, rồi cả những nhóm anti-fan, những bịa đặt, vu khống. Có những khoảng thời gian Hà cũng rất buồn và ảnh hưởng đến sự tự tin của bản thân”.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà tại diễn đàn. (Ảnh BTC)

Hoa hậu Đỗ Thị Hà tại diễn đàn. (Ảnh BTC)

“Vẻ đẹp nghìn like” với Hoa hậu Đỗ Thị Hà đó là vẻ đẹp tạo ra từ các áp lực và cách cô vượt lên nó. Hà đã không lựa chọn né tránh mà học cách đọc từng bài viết để cảm nhận cả khen và chê, lọc khen và chê để biết mình cần hoàn thiện những gì và cũng vẫn còn rất nhiều người động viên, ủng hộ và là nỗ lực cho mình vươn lên. “Sau tất cả, mình không thể lựa chọn mình sinh ra ở đâu, như thế nào nhưng mình có thể lựa chọn cách mình sống, vươn lên và toả sáng”, Hà tâm niệm.

Là người làm nghệ thuật, nghệ sỹ, hoạ sỹ Tử Mộc Trà - một trong 10 nghệ sĩ trẻ được Hội Mỹ thuật Việt Nam trao giải thưởng “Nghệ sĩ trẻ năm 2021” dựa trên kết quả chấm giải tại triển lãm “Chúng ta đang nghịch gì” do CLB Họa sĩ trẻ tổ chức vào tháng 8/2021, cũng từng gặp rất nhiều lời chê bai, bình phẩm ác ý trên môi trường mạng, thậm chí có hẳn một “group anti” khiến Tử Mộc Trà cũng từng ảnh hưởng tâm lý đáng kể.

Tuy nhiên sau đó, Tử Mộc Trà nhận ra rằng vấn đề không hẳn nằm ở phía bản thân mình mà do mình khác biệt với mọi người. Từ sự khác biệt này, cô đã tìm ra lại chính là điểm mạnh của bản thân mình để đầu tư để vươn lên và đạt được các thành tựu trong cuộc sống và sự nghiệp.

“Trong nghệ thuật, mỗi người một gu, một cách hiểu. Trường hợp, người xem tranh xong không hiểu họ có thể chê bai và bình phẩm ác ý. Nhưng ở một góc nhìn khác, những chi tiết khó hiểu đó chính là nét đặc trưng, để lại dấu ấn cho người xem, là sự khác biệt độc đáo của bản thân người nghệ sỹ. Chính vì thế, trong khen chê, mình chỉ tiếp thu các phản hồi tích cực, không quan tâm nhận xét trái chiều mà học tin vào chính mình, không cần đi theo tiêu chuẩn người khác” - Tử Mộc Trà cho biết.

MC Xuân Quỳnh, người đã xuất sắc vượt qua 11 MC trẻ tài năng, giành ngôi vị Quán quân Cầu Vồng MC 2013 và là gương mặt MC quen thuộc của nhiều chương trình truyền hình của VTV Cab cũng chia sẻ về câu chuyện của chính mình khi là một cô gái Pleiku ra Hà Nội theo đuổi nghề MC và bị “ném đá” vì giọng nói không hợp chuẩn Bắc, gầy gò, cắt tóc tém không nữ tính... “Những bình luận đó cũng từng khiến Xuân Quỳnh hoài nghi về chính bản thân mình. Nhưng rồi khi nhận thức bản thân, Xuân Quỳnh đã bản lĩnh vượt qua và coi việc trau dồi kiến thức, kỹ năng là nền tảng vững vàng để có được tự tin hơn trong cuộc sống”, Xuân Quỳnh cho biết.

Thoát khỏi định kiến truyền thống

“Những đứa trẻ trong sương” là một bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Hà Lệ Diễm, nội dung xoay quanh tập tục “bắt vợ” của cộng đồng người dân tộc Mông, đã lọt vào Top 15 Phim tài liệu xuất sắc Oscar năm nay. Bộ phim cuốn hút vì câu chuyện trên phim cũng là câu chuyện đời thực của nữ diễn viên chính - Má Thị Di, cô gái dân tộc Mông đến từ Sa Pa.

Cô gái Mông Má Thị Di. ( Ảnh BTC)

Cô gái Mông Má Thị Di. ( Ảnh BTC)

Má Thị Di kể về biến cố lần đầu bị “kéo đi” (bị bắt về làm vợ) một cách không mong muốn của bản thân mình khiến cuộc sống em hoàn toàn thay đổi. Di đã trốn về nhà nhưng sau vẫn không cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình, do không được gia đình ủng hộ. “Với người dân tộc Mông, nếu con gái không đi theo người đầu tiên kéo mình, thì cô gái ấy như thể bị mất đi một phần giá trị của một người phụ nữ. Định kiến giới không chỉ đến từ những người xa lạ, định kiến giới có thể đến từ chính những người thân quen, những người gần gũi, tưởng chừng như hiểu chúng ta nhất trong cuộc sống. Em thấy sợ, vì em chẳng có thể tin được ai, thậm chí cả những cô dì, chú bác sống quanh em. Di buồn, Di sợ, nhưng không mất hy vọng. Đặt niềm tin vào bản thân, em quyết tâm rằng sẽ tự giành lại tự do cho chính mình. Em đã vượt lên tất cả các định kiến giới truyền thống để đứng lên mạnh mẽ, trở thành niềm tự hào của thôn làng. Hiện tại, Di vẫn là một người vợ, một người mẹ, nhưng cuộc sống của em không phải do một tập tục truyền thống quyết định, mà là cho chính em đưa ra lựa chọn của bản thân mình” - Di chia sẻ.

Nhìn lại hành trình vươn tới danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2008, cựu cầu thủ nữ Đỗ Thị Ngọc Châm cho biết chị không được gia đình ủng hộ theo đuổi bóng đá mà muốn chị trở thành cô giáo - nghề truyền thông của nữ giới, nhưng rồi chị quyết tâm theo nghề. Chị từng bị chấn thương nặng năm 18 tuổi và đối diện với nguy cơ phải nghỉ đá bóng, tuy nhiên, sau cùng chị đã quyết tâm không từ bỏ, chị tập phục hồi chức năng trong thời gian dài và đã trở lại được, quyết tâm theo nghề và đạt được các thành tựu. Cựu cầu thủ nữ Đỗ Thị Ngọc Châm cũng khuyên các bạn trẻ: “Để đạt được thành công, không ai không phải đánh đổi, không phải trải qua khó khăn, thất bại nhưng quan trọng là đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Thách thức, rào cản cũng có thể trở thành động lực, khiến yêu nghề hơn”.

Cựu cầu thủ Ngọc Châm. (Ảnh BTC)

Cựu cầu thủ Ngọc Châm. (Ảnh BTC)

Sinh năm 1981, GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng nguyên là thủ khoa trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành phố Hà Nội tuyên dương năm 2003 được xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư năm 2019. Ở tuổi 38, chị Hồng là một trong số 2 giáo sư trẻ nhất năm 2019 được công nhận. GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng hoàn thành bằng Tiến sỹ ngành hóa học tại Trường ĐH University College London (Vương quốc Anh) năm 2007, thực tập sinh sau tiến sỹ tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh (Royal Institution of Great Britain)…

GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng. (Ảnh BTC)

GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng. (Ảnh BTC)

Là nhà khoa học, nữ giáo sư trẻ nhất Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng chia sẻ về rất nhiều rào cản khi nữ giới chiếm khoảng 28% lực lượng lao động khoa học kỹ thuật và đóng các vai trò thiết yếu trong sự phát triển. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật không được coi là vùng đất thân thiện với phụ nữ bởi những định kiến giới ăn sâu bám rễ ngành khoa học kỹ thuật. GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng chia sẻ câu chuyện thực tế khi định kiến giới thậm chí tồn tại trong những điều nhỏ nhặt, cơ bản như ở một số nhà máy lọc dầu còn không có nhà vệ sinh nữ, trong trường hợp nhà khoa học nữ như chị đến nhà máy thực địa, khi có nhu cầu, đã phải dùng chung nhà vệ sinh nam. Dù chị được mời tới để phát hiện và sửa lỗi máy móc, kết luận của chị nhiều khi vẫn không được coi trọng vì là “con bé ở đâu đến sợ không biết gì”. Tuy vậy, khát khao theo đuổi khoa học, tri thức vẫn là động lực mạnh mẽ khiến những nhà khoa học nữ như GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng vươn lên, đặt từng mục tiêu nhỏ, những viên gạch nhỏ để xếp thành các bậc thang tiến tới các thành tựu…

Báo cáo “Những thách thức về giới trong tiếp cận giáo dục của trẻ em gái Việt Nam” được Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Saigon Children thực hiện tháng 4/2023 với 7.000 cá nhân cho thấy trẻ em gái và nữ sinh Việt Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều rào cản khiến các em khó có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Hầu hết các em thanh, thiếu niên tham gia khảo sát đều quen thuộc với các nhận định mang định kiến giới. Sự phổ biến của các định kiến giới, đặc biệt ở các bạn nữ, sẽ tác động đến nhận thức về bản thân, về vai trò của bản thân và định hướng nghề nghiệp của các em. Sự kiện Diễn đàn Nữ Sinh Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam) kết hợp cùng Tổ chức Saigon Children's Charity tổ chức để giúp các em gái nhận thức và phát triển tiềm năng của mình đã thu hút được rất nhiều nhân vật truyền cảm hứng cũng như những nữ sinh đã và đang có khao khát được tự tin phát triển năng lực, tin tưởng vào các giá trị của bản thân, vượt qua các rào cản nảy sinh từ bất bình đẳng trên cơ sở giới.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo 2 đơn vị ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với NCHXAPT.

Phú Yên: Ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

(PLVN) - Ngày 10/5, Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Phú Yên ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (NCHXAPT) trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Đọc thêm

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) - Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng tại Cảng cửa ngõ quốc tế

Các đại biểu tham dự gắn biển hoàn thành Dự án cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
(PLVN) - Cảng Hải Phòng vừa tổ chức Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đây là sự kiện chào mừng các Ngày lễ lớn trong Tháng 5: Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 -13/5/2024); Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 và Kỷ niệm 150 năm hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng...

Cà Mau: Tăng tốc áp dụng hoá đơn điện tử

Cà Mau: Tăng tốc áp dụng hoá đơn điện tử
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số của ngành thuế cũng như của tỉnh.

Điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế: Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện

Điều dưỡng bệnh viện TƯ Huế luôn coi trọng sự hài lòng của bệnh nhân
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5. Tại đây, hơn 350 đại biểu đều thể hiện quyết tâm phải xây dựng hình ảnh người điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế “Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện”; đồng thời lấy sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh là hạnh phúc.

Thiên tai tại Việt Nam năm 2023: Xảy ra hơn 1.100 trận với 21/22 loại hình

Thông tin công bố tại Hội nghị dự báo số đợt nắng nóng năm 2024 nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. (Ảnh: Vũ Vân Anh).
(PLVN) - Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 là hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 9/5.

Khi quấy rối tình dục được “biện bạch”

Cần có thái độ dứt khoát và kỹ năng xử lý tình huống khi có nguy cơ bị quấy rối tình dục. (Ảnh minh họa - Nguồn: KT)
(PLVN) -  Quấy rối tình dục là một chủ đề không mới. Gần đây, dư luận lại rộ lên nhiều phản ứng mạnh mẽ trước vấn nạn này, xuất phát từ vụ ồn ào về một lãnh đạo doanh nghiệp bị tố quấy rối nhân viên.

Cách “ứng phó” với kỳ thi lớp 10 - góc nhìn từ thầy cô

Ảnh minh họa (Ảnh:hanoimoi.com)
(PLVN) - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 8 - 9/6 tới. Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc và đề minh họa 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để thuận lợi cho thí sinh ôn thi trong chặng nước rút. Các thầy cô Hệ thống giáo dục HOCMAI cũng đã có những chia sẻ với học sinh tham dự kỳ thi năm nay.

Gia Lai: Kẻ khóc, người cười sau những cơn mưa đầu mùa

Ông Lục bên những trái sầu riêng non bị rụng. (Ảnh trong bài: Uyên Thu)
(PLVN) - Những cơn mưa đầu mùa sau nhiều tháng khô hạn được đón nhận với sự vui vẻ và gọi là “mưa vàng”. Nhưng đây cũng là nỗi sợ với những người trồng sầu riêng, đặc biệt là khi những trận mưa còn kéo theo cả gió mạnh khiến cây đổ, cành gãy, trái rụng la liệt.