Từ vụ 'Mái ấm hoa hồng' - Quy định xử lý, mức phạt hành vi bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Luật sư Lê Thị Thùy - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn đọc Ngọc Hiếu (Thanh Hóa) hỏi: Gần đây sự việc bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM) gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương xử phạt bao nhiêu tiền? Bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương đi tù mấy năm?

Luật sư Lê Thị Thùy - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tư vấn: Gần đây sự việc bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM) gây bức xúc trong dư luận. Hành vi có dấu hiệu ngược đãi, bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng đang được các cơ quan có thẩm quyền quyết liệt xác minh, xử lý. Pháp luật có quy định rất chi tiết về các chế tài xử phạt đối với hành vi này, cụ thể như sau: Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 thì “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”.

Cụ thể, xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em, theo đó các hành vi bắt trẻ em nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Những hành vi này sẽ phải chịu mức xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này; Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.

Do vậy, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần đối với cá nhân vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm hình sự cụ thể như sau: Tuỳ theo tính chất, mức độ và hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hành hạ người khác quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 mức xử phạt đối với tội phạm này lên đến 1 - 3 năm tù.

Hành vi ngược đãi gây thương tổn cho trẻ em có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người vi phạm tội này có thể đối mặt với mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đến mức phạt cao nhất là 12 - 20 năm hoặc tù chung thân. Nghiêm trọng hơn, các hành vi ngược đãi, bạo gây gây chết người còn có thể bị xử lý về tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, người có hành vi bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra.

Đọc thêm

Một số vấn đề pháp lý trong quá trình thuê và cho thuê lại nhà

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Phương Chi (Hưng Yên) hỏi: Công ty chúng tôi làm về lĩnh vực kinh doanh bất động sản (KDBĐS). Chúng tôi đang nghiên cứu mô hình thuê nhà dân với giá thấp rồi decor, cho thuê lại với giá cao hơn. Xin hỏi, quy định pháp luật về vấn đề này và những rủi ro có thể mắc phải khi vận hành mô hình này?

Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có được lưu trú lâu dài ở Việt Nam không?

Hình ảnh minh họa
(PLVN) - Chúng tôi chưa đăng ký kết hôn nhưng có chung với nhau một đứa con. Trong giấy khai sinh có tên tôi và cha của con tôi. Cha của con tôi là người nước ngoài có nhu cầu cư trú lâu dài ở Việt Nam. Trường hợp này chúng tôi cần làm gì để cha của con tôi được cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam?.

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?
(PLVN) -  Chơi “hụi” đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Nó mang đến nguồn lợi nhất định cho người chơi nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhiều trường hợp người dân rơi vào cảnh khốn khó do bị “giật hụi” nhưng không biết phải làm gì để tự bảo vệ và giành quyền lợi cho chính mình.

Hàng bán trả lại có xuất hóa đơn?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Trần Bính (Đà Nẵng) hỏi: Công ty tôi mua hàng hóa của Công ty B. Nhưng sau đó phát hiện hàng hóa không đúng chất lượng nên công ty tôi muốn trả lại hàng hóa. Vậy trường hợp này công ty tôi có cần xuất hóa đơn hoàn trả lại hàng hóa không? Trước đó, hàng hóa Công ty B xuất 10% nhưng hiện nay mặt hàng này giảm VAT xuống còn 8%? Vậy công ty tôi sẽ xuất hóa đơn trả lại là 8% hay 10%?

Điều kiện chuyển công tác từ Quân đội nhân dân sang Công an nhân dân

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BCA và Thông tư số 62/2023/TT-BCA, để được tiếp nhận vào Công an nhân dân, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhu cầu biên chế, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và sức khỏe. Việc xét tuyển sẽ do Hội đồng kiểm tra của Công an địa phương thực hiện theo quy trình quy định.

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi bị tai nạn lao động được xác định như thế nào?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Hải (Bình Dương) hỏi: Công ty tôi có người lao động bị tai nạn lao động ở đầu gối chân phải, nhưng trước đó người này cũng bị tai nạn và bị thương ở cùng vị trí đó. Đến nay, khi giám định thì tỷ lệ tổn thương trên 31%, nhưng nếu chỉ tính lần này thì chưa được 31% để làm cơ sở hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy xin hỏi, với trường hợp này thì chúng tôi sẽ xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như thế nào?

Phải làm gì khi bị đòi nợ dù không ký vay?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Chị Nguyễn Dung (Vĩnh Phúc) hỏi: Có nhóm người kéo tới nhà tôi đòi nợ. Họ thường xuyên chửi bới, tạt sơn lên tường, cửa ngõ và sân nhà tôi. Thực tế tôi không vay, em chồng tôi vay. Tuy nhiên, em chồng tôi đã bỏ nhà đi từ lâu. Họ nói người nhà tôi mượn không có khả năng trả, giờ tôi phải trả thay. Xin hỏi, trường hợp này tôi phải làm sao?

Không báo tăng lao động, công ty có được đóng bù bảo hiểm xã hội không?

 Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Nguyên (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi đi làm từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2024 có ký hợp đồng lao động nhưng nhân sự công ty lại quên không báo tăng lao động nên tôi có đi làm nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của thời gian nêu trên. Vậy tôi có thể yêu cầu công ty đóng bù lại những tháng tôi đi làm nhưng không được đóng BHXH không? Nếu không được thì xử lý như thế nào để bảo đảm quyền lợi của tôi?

Một người có được nhận nhiều con nuôi?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Thu Hồng (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi năm nay đã 46 tuổi, nhưng chưa lấy chồng và cũng chưa có con. Hiện tại, tôi có mong muốn được nhận con nuôi để sau này có người chăm sóc mình. Xin hỏi, một người có được nhận nhiều con nuôi không? Và một người có được làm con nuôi của nhiều người không? Nếu được thì cha mẹ nhận con nuôi có bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hay không?

Người lao động phải ngừng việc do thiên tai có được trả lương không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Phạm Huy (Thái Nguyên) hỏi: Do ảnh hưởng của bão số 3, nước lũ dâng cao nên tôi buộc phải nghỉ làm, gia đình cũng chịu nhiều thiệt hại về tài sản. Xin hỏi, trường hợp nghỉ làm do thiên tai thì người lao động có được công ty trả lương không? Và có được công ty hỗ trợ gì không?

Người đang chấp hành án phạt tù có được bán đất không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) -  Bạn Nguyễn Cảnh (Cà Mau) hỏi: Hiện nay bạn tôi đang chấp hành án phạt tù. Bạn tôi chưa đăng kí kết hôn, có tàisản riêng là mảnh đất 60m2 . Xin hỏi, bạn tôi có được thực hiện thủ tục mua bán đất đai cho người khác không? Nếu được thì việc công chứng hợp đồng mua bán đất đai như thế nào?

Quy định rút ngắn thời hạn thăng cấp bậc hàm cho chiến sĩ nghĩa vụ sau khi tốt nghiệp

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: Tôi là chiến sĩ nghĩa vụ đi học và ra trường năm 2020. Khi học ở trường tôi giữ cấp bậc hàm Thượng sĩ từ năm 2017-2020. Ra trường tôi giữ cấp bậc hàm là Thiếu úy. Năm 2022 tôi lên Trung úy. Vậy trường hợp của tôi năm 2024 có được lên Thượng úy trước 01 năm vì khi đi học giữ Thượng sĩ 03 năm không?

Giám đốc đang trong thời gian nghỉ thai sản có được ký giấy tờ?

Luật sư Lê Thị Thùy.­
(PLVN) - Bạn Ngọc Lan (Nghệ An) hỏi: Tôi là Giám đốc của một công ty. Trước khi nghỉ thai sản thì tôi đã làm văn bản ủy quyền cho Trưởng phòng thay mặt ký và giải quyết một số giấy tờ của công ty. Xin hỏi, nếu trong thời gian tôi nghỉ thai sản mà công ty phát sinh vấn đề lớn, Trưởng phòng không đủ thẩm quyền ký thì tôi có được ký những giấy tờ đó không?

Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?

Luật sư Lê Thùy.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Võ (Hải Dương) hỏi: Tôi sắp học xong hệ cao đẳng và có dự định đi xuất khẩu lao động sang Nhật. Thông qua người quen tôi được giới thiệu một công ty xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, nhưng qua tìm hiểu tôi được biết công ty có thu một khoản phí môi giới. Xin hỏi, việc thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động có bị xử phạt không?