Tử vong, thương tích nặng khi bị thú nuôi tấn công

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Nhiều vụ chó nuôi tấn công người đi đường, gây thương tích nặng, thậm chí tử vong cho người đi đường trong thời gian qua. Nhiều người từng bị chó cắn cũng sống trong ám ảnh lâu dài. Điều này gây nên lo lắng cũng như bức xúc của người dân trước việc nhiều chủ nuôi chó thờ ơ với sự an toàn của cộng đồng.

Những vụ chó tấn công kinh hoàng

Mới đây nhất là vụ việc tại TP Dĩ An, Bình Dương, một con chó Pitbull lao ra cắn vùng đầu cụ bà 82 tuổi đang nằm võng khiến bà tử vong tại chỗ. Điều đáng nói, bà chính là chủ nhân của con chó Pitbull những vẫn bị tấn công.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc đau lòng chó Pitbull cắn chết người. Tại Thanh Hoá, con chó Pitbull nặng 40kg cắn chết nữ chủ nhà 64 tuổi trong lúc cho ăn.

Tại Bình Phước, bé P.N.T.T (8 tuổi, ngụ ấp 2, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú) qua nhà bà nội chơi. Do người lớn không để ý, bé T. đã đi ra sau nhà chơi một mình và chó Pitbull nặng 30kg tấn công, cắn vào người. Nghe tiếng la của bé T., người nhà vội chạy đến đuổi con chó đi và đưa cháu T. đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, bé đã tử vong do vết thương quá nặng.

Anh H. (37 tuổi, sống taị xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, Long An) dắt hai con chó Pitbull đến xã Nhị Thành (huyện Thủ Thừa) uống cà phê với bạn. Trong lúc nói chuyện, người bạn của anh H. liên tục quơ tay, quơ chân. Bất ngờ, con chó Pitbull đứng cạnh đó lao đến tấn công, cắn nam thanh niên này tử vong tại chỗ. Anh H. can ngăn cũng bị con chó này cắn với nhiều vết thương vùng mặt, đầu và hai cánh tay phải cấp cứu tại bệnh viện.

Tại Quảng Nam, bà N.T.H. 79 tuổi, đang đi bộ trên đường thì bất ngờ bị con chó Pitbull nhà hàng xóm tuột xích, hung tợn lao tới cắn xé khiến nạn nhân bị chấn thương nặng. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức tiếp nhận nạn nhân N.T.H. chẩn đoán nạn nhân bị chấn thương phức tạp, gãy rời cẳng tay trái.

Tại tỉnh Lào Cai, nữ nạn nhân 23 tuổi, dân tộc Mông, trú tại thôn Thẩm Phúc, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà đã tử vong do bị chó thả rông cắn. Sau khi cắn bệnh nhân 3 ngày, con chó đó chết. Bệnh nhân không tiêm vaccine huyết thanh phòng bệnh dại. Sau đó, bệnh nhân đi làm tại Hà Nội và phát bệnh dẫn đến tử vong.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm virus dại. Khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, dù là động vật hay con người đều dẫn đến tử vong.

Bệnh dại tiến triển theo hai giai đoạn kèm theo các triệu chứng như: Giai đoạn tiền triệu chứng: kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Người bệnh có biểu hiện sợ hãi, cảm giác đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, thấy tê và đau tại vị trí vết thương nơi virus xâm nhập. Giai đoạn viêm não: bệnh nhận bắt đầu có triệu chứng mất ngủ, các cảm giác kích thích gia tăng như sợ ánh sáng, sợ tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên. Khi đã phát bệnh, bệnh thường kéo dài từ 2 - 6 ngày (có thể lâu hơn) và dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp.

Riêng tại tỉnh Gia Lai, đầu năm 2023 tháng 5, đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại. Các nạn nhân là ông V.X.P (sinh năm 1951, ở làng Le, xã Ia Lang, huyện Đức Cơ); chị R.H (sinh năm 1974, ở thôn Hố Lâm, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) và ông L.Đ.A (sinh năm 1956, ở tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro).

Vào sáng 19/2/2023, trong lúc hai du khách người nước ngoài đang đi bộ trên đường 23 tháng 10 ở khu Ngọc Hội, phường Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, bất ngờ một con chó lao tới tấn công. Nạn nhân 19 tuổi nhập viện trong tình trạng có hai vết thương dài 8cm và 10cm trên cánh tay phải, đứt cơ nhị đầu cánh tay, ngoài ra còn có một số vết sây sát ở tay trái và đùi chân phải… Một công nhân Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang đảm trách công việc môi trường khu vực này nói rằng, dù đã được chủ nhân xích lại nhưng do dây xích dài nên con chó hung dữ đã nhiều lần lao ra đường vồ công nhân. Ngày hôm trước, con cho này cắn một người dân ở Phú Yên đang đi bán vé số, ngày hôm sau đến lượt nam du khách nước ngoài trở thành nạn nhân của con chó.

Trên mạng xã hội xôn xao một clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh 4 con chó hung dữ lao vào cắn chủ nhân của chúng tên là D. (38 tuổi, ở ngõ 2 đường Hồng Hà, Hà Nội) khiến nhiều người rùng mình sợ hãi. Hình ảnh trong clip do camera giám sát của một hộ dân cho thấy một người đàn ông dắt theo 4 con chó tây trong ngõ nhỏ. Sau đó, người này ngồi xuống vuốt ve một con chó thì bất ngờ bị một con chó khác tấn công. Ngay lập tức cả 3 con chó đều lao vào “hưởng ứng” cắn vào tay, vào mặt, chân, quật ngã chủ của nó. Khi nghe tiếng kêu cứu, ít phút sau, một người đàn ông trung niên xuất hiện, cầm gậy xua đuổi 4 con chó để cứu người đàn ông. Tuy nhiên, 4 con chó này tiếp tục tấn công lại người đàn ông trung niên và chỉ khi ông này dùng gậy to, dài đánh chúng mới chịu buông tha cho cả 2 người. Đáng chú ý là chỉ ít phút trước đó, 4 con chó này đã tấn công bà Nguyễn Thị Lợi (38 tuổi, ở cùng ngõ 2 đường Hồng Hà).

Cần làm gì nếu bị chó tấn công và cắn?

Các chuyên gia về động vật chia sẻ các cách để giúp mọi người tránh bị chó cắn. Theo đó, không làm phiền con chó: không được chọc ghẹo con chó khi nó đang ăn, đang ngủ, đang bị bệnh hoặc đang bị buộc dây. Con chó sẽ mất bình tĩnh khi nó cảm thấy khó chịu bởi sự làm phiền và có thể bất ngờ cắn xé; tránh xa những con chó đang tức giận hoặc sợ hãi. Vì chúng có thể tấn công bất ngờ người đối diện. Các dấu hiệu chó tức giận là sẽ nhe răng ra, gầm gừ, mắt nhiều lòng trắng, tai dẹt lại, liếm môi liên tục; dấu hiệu chó sợ hãi là cái đuôi của nó sẽ cụp xuống ở giữa hai chân sau, chảy nước dãi, thở hổn hển, run sợ, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, ị, tiểu bậy ra ngoài. Đừng di chuyển nếu con chó vừa sủa vừa chạy tới mình, trái lại bà con nên đứng yên.

Thường mọi người hay có hành vi bản năng là vung tay lên để dọa chó không cắn mình. Nhưng vung tay nhanh cũng kích thích chó cắn người. Chó phản ứng rất nhanh với các chuyển động. Khi vung tay dễ bị tấn công vào ngực, vào cổ. Nên nắm chặt 2 bàn tay và duỗi thẳng, tuyệt đối không nhìn vào mắt chúng. Điều này sẽ làm cho chúng nghĩ chúng ta là một cái cây. Chó sẽ thấy chán nản, không cảm thấy bị đe dọa và bỏ đi. Có nhiều trường hợp chúng sẽ tiến đến sát với vị trí chúng ta đang đứng. Thậm chí còn đánh hơi, tuy nhiên mục đích của chúng lại không phải là tấn công. Không nên quá căng thẳng. Không nên bỏ chạy khi gặp chó dữ.

Việc chúng ta cố chạy thoát sẽ làm đánh thức bản năng săn mồi của động vật. Tốc độ khi chạy của chó nhanh hơn con người rất nhiều. Mất bình tĩnh có thể bị chó cắn vì kích thích hành vi hung dữ của chúng; không thò tay vào chuồng chó hoặc hàng rào của nhà có nuôi chó để vuốt ve chúng. Luôn xin phép chủ trước khi đến gần chó lạ. Luôn tiếp cận một con chó từ bên cạnh, không bao giờ trực tiếp từ phía trước.

Nếu bị ngã xuống đất trong lúc bị tấn công thì không những bạn sẽ khó khăn hơn khi chống trả con chó đang giận dữ, mà các bộ phận quan trọng trên thân mình, đầu và cổ bạn cũng sẽ dễ bị tấn công. Đó là những điểm quan trọng nhất trên cơ thể mà bạn cần bảo vệ, vì những vết cắn ở những chỗ này gây tổn thương nặng nhất và có nguy cơ gây tử vong cao nhất.

Nếu con chó bắt đầu cắn bạn, bạn phải tự vệ. Nếu bạn có sức khỏe thì đánh hoặc đá vào cổ họng, mũi và gáy của chó làm nó choáng và bạn có thời gian chạy thoát. Lúc này bạn có thể kêu lên. Nên kêu cứu trong khi chống trả con chó. Hy vọng có ai đó nghe thấy và đến hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, tránh kêu thét vì điều này có thể khiến con chó tăng cường tấn công. Nếu bạn có gậy hoặc một vũ khí nào đó, bạn có thể (và nên) dùng để đánh con chó. Tuy nhiên, bạn đừng đánh trên đầu chó; chó thường có sọ rất dày, do đó việc này chỉ khiến nó thêm giận dữ. Nếu có sẵn thì bình xịt hơi cay đây cũng là một công cụ tự vệ tốt trước sự tấn công của chó.

Để phòng bệnh dại, người bị chó cắn cần: rửa kĩ vết thương trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc dưới nước sạch sau khi bị chó cắn; dùng cồn 45 - 70 độ hoặc cồn i ốt, rượu để sát khuẩn, giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn; cuối cùng đến ngay cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng dại, tiêm sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tiêm trong vòng 24 giờ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người (Bộ Y tế), cho biết, trong tháng 1/2023, các cơ sở y tế trong cả nước thống kê được trên 50.000 người bị chó cắn, mèo cào phải tiêm chủng tiêm vaccine phòng bệnh dại. Con số này tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.