Từ việc chó dữ cắn chết người: Cơ quan quản lý không thể coi là “việc đã rồi”

Chó nuôi cắn người chủ nhà phải chịu trách nhiệm
Chó nuôi cắn người chủ nhà phải chịu trách nhiệm
(PLO) - Mới đây, một người đàn ông ở phố Bùi Xương Trạch, TP Hà Nội bị chó Pitbull nhà em gái cắn vào cổ thiệt mạng. Vấn đề đặt ra ở đây là quản lý việc nuôi chó dữ được quản lý ra sao và thực sự các cơ quan quản lý có sâu sát việc này hay “chó nhà ai nhà nấy giữ?”

Có Luật rồi nhưng thờ ơ

Đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021, trong đó có quy định chủ nuôi chó phải thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời cam kết nuôi, nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên gia đình.

Hà Nội cũng ra Kế hoạch 30/KH-UBND yêu cầu người dân Thủ đô tuân thủ quy định nêu trên.

Cũng theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng.

Theo Điều 603 Bộ Luật Dân sự năm 2015, nếu vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường, trừ trường hợp vật nuôi bị người khác chiếm hữu trái pháp luật hoặc do người thứ 3 có lỗi…

Một người nuôi chó ở Khu đô thị Vân Canh, Hoài Đức, TP Hà Nội cho biết văn bản của Luật thiếu sự thiết thực với đời sống: Nếu hộ nuôi nhiều chó, mỗi đợt chó sinh sản lại phải đến Ủy ban phường đăng ký? Nếu chó bị chết, bị mất hoặc bán, tặng, cho lại chó thì có phải thông báo với Ủy ban phường hay không?...

Người nuôi chó này bày tỏ hầu hết những người nuôi chó là thủ tục đăng ký nuôi có đơn giản, nhanh chóng hay không, hay lại quá nhiều thủ tục rườm rà khiến họ ngại đi đăng ký.

Hơn nữa, văn bản của Thành phố Hà Nội không hề quy định về chế tài xử phạt trong trường hợp chủ nuôi không đăng ký. Việc “bỏ lửng” quy định như trên khiến người dân thắc mắc nếu không đăng ký nuôi chó có bị xử phạt hay không?

Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định về việc xử phạt đối với hành vi không đăng ký nuôi chó, mà mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành vi không tiêm phòng Dại cho chó hay thả rông chó ở nơi công cộng mà không có rọ mõm… (Theo Nghị định 41/2017/NĐ-CP; Nghị định 90/2017/NĐ-CP).

Một cán bộ công an của Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội bày tỏ: “ Cần có một hình thức chế tài để người dân thực hiện. Ví dụ như nếu chính quyền địa phương phát hiện có hộ nuôi chó, mèo mà không trình báo thì sẽ bị phạt, rồi phạt thế nào, tiền hay tiêu hủy… Có như thế người dân và chính quyền mới thực hiện nghiêm quy định”.

“Nể nang trong việc quản lý chó nuôi”

Ông Nguyễn Ngọc Sơn,Chi cục trưởng - Chi cục Thú y Hà Nội đã bày tỏ quan điểm như vậy với phóng viên. Và thực sự cán bộ thú y, công an địa phương biết nhà này nuôi chó dữ, nguy hiểm, nhưng mấy khi chủ động liên lạc với chủ nhà để làm các thủ tục pháp lý.

Việc đó, dẫn tới hệ quả là họ chỉ biết số lượng vật nuôi mang tính tương đối, còn chuyện giám sát cụ thể hầu như không thực hiện. Cơ quan chức năng lơ là thì chủ nhà cũng chả bận tâm nhiều.

Theo báo cáo từ Chi cục Thú y Hà Nội cho biết: Tính tới cuối năm 2017, tổng đàn chó mèo trên địa bàn thành phố Hà Nội là 421.751 con, trong đó số lượng chó, mèo của 18 huyện, thị xã là 377.331 con; số lượng chó, mèo nuôi tại các quận Nội thành là 44.420 con. So với năm 2016, số lượng đàn chó, mèo năm 2017 giảm không đáng kể (khoảng 1,5%).

Năm 2016 có 01 trường hợp người chết do chó dại cắn tại Hoài Đức và 01 trường hợp người chết tại Ba Vì; Năm 2017 có trường hợp 01 người chết do bệnh Dại tại Quốc Oai do chó lạ cắn, ở huyện Ba Vì có 01 trường hợp mắc bệnh dại không rõ nguyên nhân; Ở Bắc Từ Liêm có 05 người bị chó dại cắn.

Ông Sơn thừa nhận việc, quản lý nuôi chó còn quá nể nang và không được để tâm nhiều, ông cho biết:  "Cơ quan quản lý chưa cương quyết yêu cầu chủ nuôi chỉ nuôi trong khuôn viên gia định, quản lý nuôi xích, nhốt hoặc đeo rọ mõm khi đưa chó ra nơi công công và tổ chức tiêm phòng vắc xin bắt buộc cho chó theo quy định.

Chưa công khai và chưa có biện pháp xử lý nghiêm các hộ không đăng ký chó nuôi, thả rông chó, không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại cho chó. Chưa thực hiện việc thông tin trên các phương tiện truyền thông của địa phương và niêm yết tại trụ sở của UBND xã, phường, khu dân cư, tổ dân phố đối với các hộ có nuôi chó.

Chưa thành lập tổ bắt chó thả rông theo quy định và chưa áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nuôi không chấp hành quy định về quản lý cho nuôi. Vẫn còn quá nhiều việc nể nang chưa coi trọng quyết liệt trong việc quản lý chó nuôi".

Những dòng chó dữ với trọng lượng không thua gì con người và sẵn sàng tấn công người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời đang được chọn lựa nuôi nhiều. Chúng thức sự là thú dữ và nếu chúng ta không có quản lý gắt gao, cũng như chế tài mạnh mẽ thì những chuyện thương tâm sẽ tiếp tục xảy ra khi mà việc nuôi chó dữ đang trở thành mốt, một thứ quyền uy của một thú chơi.

Phải quy định chặt chẽ dòng chó nào được nhập về nước, được phép nuôi đại trà, dòng nào chỉ dành cho nghiên cứu và khi nuôi phải có cam kết rõ ràng với chính quyền địa phương. Cơ quan quản lý phải thực sự nghiêm túc thực hiện các chế tài của mình, việc chó cắn chết cần nghiên cứu quy trách nhiệm cho người chủ.

Cách đây không lâu một nhóm nuôi chó dữ đang tham dự một trò chơi man rợ khi thả một con lợn cho đàn chó dữ săn đuổi, xé xác trong sự reo hò phấn khích của đám đông sảng khoái, máu mê.

Trước đó vào năm 2010, Bà Phạm Thị Ngắn, 55 tuổi, đã bị một đàn chó berger tấn công đến chết hôm 21/01/2010 tại một vườn cà phê ở xã Ea Kao, Buôn Ma Thuộc trong khi đang đi mót trái.

Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột chính thức gửi kết luận cho Viện Kiểm sát về việc không khởi tố hình sự.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.