Tư tưởng “sính trai” mang lại bất hạnh cho nhiều bé gái

Nhiều gia đình hạnh phúc dù chỉ có con gái. (ảnh minh họa - nguồn ảnh: TTXVN)
Nhiều gia đình hạnh phúc dù chỉ có con gái. (ảnh minh họa - nguồn ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại một huyện ngoại thành Hà Nội, có gia đình 3 bé gái còn đủ cha mẹ nhưng phải sống cùng ông bà ngoại chỉ vì quan điểm “sính trai” của người lớn.

Mất cân bằng giới tính khi sinh

Cha mẹ của 3 em đã ly hôn sau sự ra đời của 3 cô con gái. Bố dọn ra riêng sống với gia đình mới cùng cậu con trai kháu khỉnh, mẹ cũng đi tìm hạnh phúc của riêng mình.

Ông bà sức khỏe yếu không thể làm tăng thêm thu nhập nên bữa cơm cho 5 người đôi khi chỉ vỏn vẹn là trứng và rau trong vườn vì mọi khoản chi tiêu trong nhà đều phải tiết kiệm để ưu tiên việc học của ba chị em. Thiếu thốn về vật chất đã đành, ba chị em còn thiếu vắng tình thương của cha mẹ nên trên gương mặt của các em không phải sự thơ ngây như bao bạn bè cùng trang lứa, mà là vẻ đượm buồn thường trực.

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB - phản ánh cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra) được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra trên 100 trẻ em gái trong một thời kỳ nhất định, là một chỉ số nhân khẩu học, phản ánh cơ cấu giới tính của một quần thể dân số. Tỷ số giới tính khi sinh ở mức sinh học bình thường là từ 104 – 106 trẻ em trai/100 trẻ em gái.

Một trong những chỉ số quan trọng được Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra trong cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là tỷ số giới tính khi sinh và kết quả cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên kể từ năm 2006 đến nay đã đưa ra bằng chứng về việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó, tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái).

Tỷ số giới tính khi sinh của khu vực thành thị thấp hơn nông thôn, tương ứng là 110,8 và 111,8 bé trai/100 bé gái. Tỷ số giới tính khi sinh giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể, cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái). Sự khác biệt của tỷ số giới tính khi sinh giữa khu vực thành thị và nông thôn thuộc Đồng bằng sông Hồng hiện cũng cao nhất cả nước. 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất hiện nay gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Quảng Ngãi. Trong số này, có địa phương tỷ số giới tính khi sinh lên đến 120 trẻ trai/100 trẻ gái.

Hà Nội cũng nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ sinh con trai cao. Mặc dù đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội vẫn ở mức 114 trẻ trai/100 trẻ gái. Ở một số quận, huyện, con số này đã lên đến 120 trẻ trai/100 trẻ gái.

Mới đây, hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) với chủ đề được Liên Hợp quốc lựa chọn là: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, UBND - Ban Chỉ đạo công tác dân số quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Hà Nội tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022.

Theo đó, tại quận Hoàn Kiếm, tỷ số giới tính khi sinh năm 2018: 105,2 trẻ trai/100 trẻ gái; năm 2019 là 108 trẻ trai/100 trẻ gái; năm 2020 là 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái; năm 2021 là 119 trẻ trai/100 trẻ gái. Đến thời điểm cuối tháng 9/2022 tỷ số này của quận là 119 trẻ trai/100 trẻ gái; trong đó các phường có tỷ số giới sinh cao gồm: Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Bồ, Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, Chương Dương, Phúc Tân, Hàng Đào.

Với thực trạng này, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn. Các hậu quả về lâu dài rất nghiêm trọng như: việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình; có thể sẽ có sự gia tăng về nhu cầu mại dâm dẫn đến việc gia tăng đường dây buôn bán phụ nữ.

Bình đẳng giới không chỉ cần sự nỗ lực của phụ nữ

Có thể khẳng định, mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) chủ yếu do việc lựa chọn giới tính thai nhi, định kiến giới, ưa thích con trai. Xưa nay mọi người vẫn nghĩ rằng chuyện đẻ con trai hay con gái là trách nhiệm của phụ nữ, do đó đã tạo nên áp lực nặng nề đối với phụ nữ về việc phải sinh được con trai và ảnh hưởng tới vị thế kinh tế, xã hội, đời sống sinh sản và tình dục của người phụ nữ.

Nhưng thực tế cho thấy, để xóa bỏ định kiến về giới, cần phải có những giải pháp về tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới cho cả đối tượng nam giới và nữ giới. Theo đó, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ba môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội, những nơi mà định kiến giới đang tồn tại. Đồng thời, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới, là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học.

Chia sẻ về vấn đề này với truyền thông, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, để điều chỉnh, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ định kiến giới là một quá trình khó khăn đòi hỏi phải tiến hành liên tục, đồng bộ, kiên trì và sáng tạo. Đặc biệt, công tác này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của phụ nữ mà quan trọng hơn là cần sự tham gia trực tiếp của đàn ông cũng như các các tổ chức chính trị xã hội.

Điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022 của quận Hoàn Kiếm.

Điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022 của quận Hoàn Kiếm.

Vì thế, chúng ta cần chú trọng tới tuyên truyền để thay đổi những nhận thức sai lầm về phụ nữ và đàn ông. Ở một số nước phát triển, bên cạnh việc tôn vinh người phụ nữ, truyền thông còn cổ vũ rất nhiều cho vai trò của người đàn ông trong gia đình. Chẳng hạn, những chương trình vào bếp cùng người nổi tiếng, những diễn đàn đưa người cha về với trái tim gia đình… là những chương trình được nhiều người yêu thích, ủng hộ.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, cùng với việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, truyền thông và các giải pháp về chính sách pháp luật…, thì việc đánh thức tiềm năng sống cùng với những đam mê, khát vọng, ý chí và bản lĩnh của người phụ nữ, phát huy ý thức trách nhiệm, sự thấu cảm, sẻ chia và những kỹ năng còn tiềm ẩn ở người đàn ông, cũng là một cách tích cực nhằm từng bước xóa mờ những định kiến giới, thay đổi diện mạo xã hội, tiến tới bình đẳng giới.

Quay lại với câu chuyện ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình quận Hoàn Kiếm cho biết tại lễ ra mắt điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022, để kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 208 về triển khai kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025; trong đó đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 để đưa tỷ số này đạt khoảng 107 trẻ trai/100 trẻ gái sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Cùng với đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành Kế hoạch kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh ngay từ đầu năm 2022 với mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh của quận ở mức 113 trẻ trai/100 trẻ gái.

“Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 và Ngày Quốc tế NCT Việt Nam năm 2022, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Hà Nội đã phối hợp Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình một số đơn vị: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Phúc Thọ, Hoài Đức tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái. Tại quận Hoàn kiếm, Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình quận và 18 phường đã tổ chức 18 buổi truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái tại địa bàn 18 phường như cấp phát tờ rơi, sách mỏng tuyên truyền về bình đẳng giới, MCBGTKS…”, theo ông Hoàn.

Thực tế cho thấy không riêng gì quận Hoàn Kiếm, mà tại tất cả các địa phương, để kiểm soát MCBGTKS rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể quận và phường, đặc biệt là nhân dân đang sinh sống trên địa bàn để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi, qua đó triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2020 - 2025, Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2020 - 2025.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.