Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục
(PLVN) - Trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề giáo dục, quản lý giáo dục được đề cập sâu sắc và có giá trị thực tiễn lâu bền. 

Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. 

Chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2020), hôm qua (26/8), tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Học viện Quản lý giáo dục phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục”.

Vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước

Phát biểu khai mạc hội thảo, Quyền Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành nhấn mạnh, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.

Trong hệ thống tư tưởng của Người, vấn đề giáo dục, quản lý giáo dục được đề cập sâu sắc và có giá trị thực tiễn lâu bền. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. 

Để xây dựng một nền giáo dục của một nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều quan điểm rất quan trọng như: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.

Theo Người, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cả cuộc đời Người chỉ có “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập… đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo cho công tác giáo dục, xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, triển khai “cả nước thành một xã hội học tập”…

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong những định hướng phát triển lớn để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng với đó, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra nhiều thời cơ và cả những thách thức cho đất nước nói chung và cho ngành Giáo dục nói riêng.

Thực tiễn trên đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo là động lực lớn để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục vào thực tiễn tổ chức, xây dựng nền giáo dục Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa vừa cấp thiết vừa lâu dài.

Hồ Chí Minh - bậc thầy về phương pháp giáo dục

Nhấn mạnh về vai trò to lớn của người thầy trong xã hội, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, một người thầy vĩ đại là người thầy có thể truyền cảm hứng cho học sinh của mình và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người thầy vĩ đại nhất trong nền giáo dục của Việt Nam.

Ông khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy về về phương pháp giáo dục và là tấm gương mẫu mực trong văn hóa ứng xử. Điểm nổi bật trong di sản Hồ Chí Minh về giáo dục là đạo đức và thực hành đạo đức. Đây là nền tảng và hướng đích của giáo dục, đặc biệt là giáo dục trẻ em.

Còn GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng trung ương khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng vai trò của giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới tiến bộ, văn mình.

Mục đích xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và quản lý giáo dục là vì con người và cho con người, hướng tới việc xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục không chỉ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, bồi dưỡng kiến thức, mà còn đào tạo, bồi dưỡng, rèn giũa nhân cách cho người học.

Theo Ban Tổ chức, hội thảo đã nhận được hơn 100 bài tham luận của nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý, các chuyên gia quản lý giáo dục... gửi đến. Các bài tham luận tập trung phân tích, luận bàn hai vấn đề chính: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn; Phương thức vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục trong đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Để vận dụng sáng tạo, hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay, các đại biểu cũng thống nhất cho rằng cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, ý nghĩa và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; đề cao đổi mới nội dung giáo dục và giải pháp giáo dục toàn diện; lấy đức và tài trong những mục tiêu giáo dục là nội dung trọng tâm, căn bản.

Những chỉ dẫn về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và công tác quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay. 

Nhân sự kiện này, Ban Tổ chức cũng trưng bày giới thiệu nhiều ấn phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, quản lý giáo dục... được xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thời gian qua.

Đọc thêm

Phải ràng buộc trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi quảng cáo thực phẩm chức năng

Quang cảnh một phiên họp tổ chiều 8/11. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thảo luận tại tổ chiều 8/11 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, có đại biểu Quốc hội đề nghị nên ràng buộc trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi đưa thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung… ra quảng cáo, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

Kết quả Kỳ họp thứ 39 của UBKT Tỉnh ủy Điện Biên

Kết quả Kỳ họp thứ 39 của UBKT Tỉnh ủy Điện Biên
(PLVN) - Ngày 07/11/2024, UBKT Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Kỳ họp thứ 39. Đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy thảo luận, xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Việt Nam đã phát điện cạnh tranh nhưng vẫn phải kiểm soát 'đầu ra'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về dự án Luật Điện lực sửa đổi. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chiều 7/11, phát biểu giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam đã phát điện cạnh tranh, nhưng "đầu ra" vẫn phải kiểm soát để bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Dự kiến thí điểm nhà ở thương mại qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông gây nguy hiểm: Cần nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý nghiêm từ hành vi vi phạm nhỏ nhất. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với các Bộ, ngành và 15 tỉnh, thành phố về hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường.
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 6/11 ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 9 đến ngày 12/11; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11.