Liệu thảm kịch có xảy ra nếu họ đừng lẩn tránh việc đối đầu, đừng nín nhịn với các hành vi bạo lực gia đình?
Chết vì bị chồng bạo hành
Nhắc đến bi kịch mất mạng vì nín nhịn, có thể kể đến cái chết thương tâm của chị Đỗ Thị Tuyết (Sinh năm 1983, tạm trú phường 12, quận 8, TP Hồ Chí Minh). Người mẹ của hai đứa trẻ này đã ra đi ở tuổi 27, còn hung thủ chính là người chồng vũ phu của chị - đối tượng Nguyễn Văn Giang (SN 1980).
Sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 13/7/2010 khi Giang viện cớ cần đi sửa xe máy, thay dầu động cơ để xin vợ 400.000 đồng nhưng không được. Lời qua tiếng lại, Giang dùng tay đánh mạnh vào đầu, mặt vợ.
Chết vì bị chồng bạo hành
Nhắc đến bi kịch mất mạng vì nín nhịn, có thể kể đến cái chết thương tâm của chị Đỗ Thị Tuyết (Sinh năm 1983, tạm trú phường 12, quận 8, TP Hồ Chí Minh). Người mẹ của hai đứa trẻ này đã ra đi ở tuổi 27, còn hung thủ chính là người chồng vũ phu của chị - đối tượng Nguyễn Văn Giang (SN 1980).
Sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 13/7/2010 khi Giang viện cớ cần đi sửa xe máy, thay dầu động cơ để xin vợ 400.000 đồng nhưng không được. Lời qua tiếng lại, Giang dùng tay đánh mạnh vào đầu, mặt vợ.
Gia đình chị Lưu ôm di ảnh đến các cơ quan chức năng kêu oan. |
Thấy chồng quá hung hãn, chị Tuyết bỏ chạy. Không tha cho vợ, Giang lấy xe máy đuổi theo để đánh tiếp, đến đoạn trước hẻm 136 Cao Xuân Dục (phường 12, quận 8) thì bắt kịp, nhào tới dùng tay đánh tới tấp vào mặt và đầu khiến chị Tuyết ngã xuống đường, bất tỉnh và tử vong sau đó do chấn thương sọ não, xuất huyết dưới màng cứng.
Trước đó, ở tỉnh Tây Ninh cũng xảy ra một vụ án đau lòng mà hung thủ là đối tượng Dương Thanh Tùng (SN 1972, ở phường 4, thị xã Tây Ninh). Đầu năm 2010, Tùng gặp chị Nguyễn Ngọc Quý (SN 1971 tuổi, ở ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành). Thương cảm với cảnh “gà trống nuôi hai con” của Tùng, chị Quý bằng lòng gá duyên với người đàn ông này.
Tuy nhiên, sau đó chị Quý đã hối hận với quyết định của mình vì Quý lộ diện là một kẻ vũ phu, nát rượu và mới cưới nhau được 8 tháng nhưng chị Quý đã nếm không biết bao nhiêu trận đòn của chồng.
Vì nghĩa vợ chồng, chị Quý đã im lặng và không nhờ cơ quan pháp luật can thiệp về những hành vi vô đạo của Tùng mà chọn giải pháp hòa bình là xin ly hôn. Tùng đồng ý nhưng nào ai ngờ, hắn lại rắp tâm trả thù người phụ nữ đã nhân hậu với mình. Một tháng sau ngày chia tay, 19h ngày 12/7, Tùng mang bình xăng 5 lít đến nhà vợ, ôm chặt lấy chị Quý rồi đổ xăng, châm lửa khiến nạn nhân bị bỏng nặng và thiệt mạng sau đó.
Tự sát để mong thoát kiếp bị bạo hành
Sự ra đi của những người vợ dù nín nhịn nhưng cuối cùng cũng phải tìm đến cái chết được dẫn ra sau đây cũng làm xót xa lòng người. Điển hình như cái chết của chị Nguyễn Thị Hà (SN 1981, ở TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Khoảng 16 giờ ngày 10/7/2010, chồng chị là Trương Thế Nam (SN 1979) gọi điện thoại bắt vợ về làm mồi tiếp bạn nhậu. Dù đang bán hàng nhưng nhớ đến những trận đòn tàn bạo thường ngày của chồng, chị Hà liền sợ hãi, chạy về ngay.
Vừa vào tới cửa, chị bị chồng lao vào đấm đá túi bụi, ai can ngăn cũng không được. Quá uất ức trước hành động nhẫn tâm của chồng, chị Hà uống thuốc sâu tự tử và ra đi trong oan khuất.
Chung một bi kịch như chị Hà là chị Nguyễn Thị Lưu (SN 1976, ở xã Tân Hưng, Sóc Sơn, Hà Nội). Tối 31/5/2010, chị Lưu được hai con phát hiện lên cơn co giật tại nhà và tử vong sau đó do ngộ độc bả chó.
Trước khi tự tử để tự giải thoát mình khỏi những ngày tháng bị chồng bạo hành, lá thư của chị Nguyễn Thị Lưu (thôn Đạo Thượng, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) gửi đến các cơ quan chức năng ngày 7/6/2007 với những lời lẽ thống thiết: “Tôi không hiểu tại sao gần đây chồng tôi lại hay đánh đập, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, thể xác của tôi bằng những hành động quá tàn bạo”.
Chị Lưu tố cáo chồng đã có những hành vi bạo hành tàn bạo như ném mũ cối vào mặt chị, đấm đá túi bụi, dùng chuôi cuốc thúc mạnh vào cổ chị khiến chị phải đi viện, nửa đêm chửi mắng chị là ngu như chó...
Nên làm gì với bạo hành?
“Đừng lẩn tránh, hãy kể cho mọi người nghe câu chuyện của tôi. Ở Việt Nam mình nạn bạo hành còn rất nhiều nhưng mọi người quen chịu đựng, chấp nhận sống chung cùng bạo lực. Mà bạo lực rất nguy hiểm! Nó có thể tác động qua nhiều thế hệ. Hãy hình dung, một người chồng đã đánh bạn được một lần, lần sau họ có thể lặp lại.
Dương Thanh Tùng (ảnh trái) bị bắt ngay sau khi dùng xăng thiêu vợ |
Đứa trẻ trông thấy cảnh ấy một lần sẽ khóc nhưng những lần sau đó nó sẽ không khóc nữa. bỗng dưng bạo lực hóa bình thường, bạo lực được chấp nhận. Lớn lên, đứa trẻ sẽ không e dè khi dùng bạo lực. Đó là sự ảnh hưởng qua nhiều thế hệ” - Đó là lời khuyên của chị Nguyễn Thị Hạnh (quê Hải Phòng, lấy chồng tại quận Long Biên, Hà Nội). Người phụ nữ này từng bị anh chồng nghiện rượu chè cờ bạc bạo hành dã man (hết đánh đập lại dùng dao, chày dọa giết) đến mức phải bỏ trốn khỏi nhà chồng, tìm đến xin sự trợ giúp của một tổ chức chuyên hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành ở Hà Nội. Chị Hạnh tiếp dòng tâm sự: “Bạn nín nhịn bạo lực một lần, hai lần, rồi những lần sau bạn tiếp tục nín nhịn rồi sinh bệnh trầm cảm... Tất cả đều có giới hạn. Không phải lúc nào một sự nhịn cũng đổi lại được chín sự lành.Phải đứng lên, phải lên tiếng với bạo lực gia đình không chỉ vì mình mà còn vì tương lai của con cái mình nữa. Hãy kể cho mọi người câu chuyện của mình. Tất cả đều phải biết để cùng cất tiếng chống lại bạo lực gia đình. Chị em phụ nữ đừng cam chịu sống cùng bạo lực".
Theo Pháp luật Việt Nam