Tự tử bằng thuốc diệt cỏ paraquat: Những nỗi đau khủng khiếp!

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Vì mâu thuẫn gia đình, vì thất tình, hờn ghen,… nhiều người đã tìm tới thuốc diệt cỏ paraquat như một lối thoát. Thống kê tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, các vụ ngộ độc paraquat ngày càng gia tăng. Những vụ tự tử đầy ám ảnh đó là bài học lớn cho tất cả mọi người, bởi dù với bất cứ nguyên nhân gì thì cái chết không phải là cách giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. 

Liên tiếp ca bệnh tự tử bằng thuốc diệt cỏ

Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho biết thời gian gần đây số bệnh nhân đến Trung tâm chống độc điều trị vì ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat có xu hướng tăng, trung bình từ 2-3 ca/ngày, thậm chí có đêm ghi nhận tới 5 ca vào cấp cứu. Đặc biệt những người tự tử bằng paraquat ngày càng trẻ hóa, đa số bệnh nhân đến từ các vùng nông thôn.

Có muôn vàn lý do dẫn đến ngộ độc paraquat nhưng hầu hết những người uống paraquat với mục đích để tìm đến cái chết do mâu thuẫn gia đình, do thất tình, thua cờ bạc, thậm chí là cả những lý do vụn vặt mâu thuẫn trong cuộc sống...

Đơn cử, gần đây nhất, bệnh nhân P.T.H.N (38 tuổi, ở Hải Dương) được đưa đến Trung tâm chống độc sau khi uống thuốc diệt cỏ. Theo lời kể của người nhà, do có mâu thuẫn gia đình nên bệnh nhân tự uống một chai thuốc diệt cỏ Butachlor và một chai diệt cỏ cháy paraquat. 13h sau, người nhà phát hiện và đưa nạn nhân đến bệnh viện huyện cấp cứu, được xử trí rửa dạ dày, than hoạt tính sau đó chuyển đến Trung tâm chống độc của bệnh viện Bạch Mai. Mặc dù được điều trị tích cực và lọc máu nhưng do uống một lượng lớn chất độc nên tình trạng bệnh nhân rất nặng, được gia đình xin đưa về nhà.

Trường hợp khác là bệnh nhân nữ 42 tuổi (ở Hưng Yên), chỉ vì to tiếng với bố đẻ đã uống một chai thuốc diệt cỏ cháy để kết liễu cuộc đời. Mặc dù được người nhà phát hiện kịp thời, đưa đi cấp cứu, hiện đang được điều trị tích cực và lọc máu nhưng tiên lượng rất xấu. 

Đau lòng hơn cũng tại Trung tâm chống độc, các bác sĩ đã ghi nhận có cả những phụ nữ mang thai uống thuốc diệt cỏ tự tử, liều hóa chất đó không chỉ cướp đi tính mạng của người mẹ mà còn tước đoạt mạng sống của những thai nhi. Từ những vụ tự tử đầy ám ảnh đó là bài học lớn cho tất cả mọi người.

Bởi dù với bất cứ nguyên nhân gì thì cái chết không phải là cách giải quyết mọi vấn đề. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những điều khó khăn, nhưng khi đó mỗi người cần phải tỉnh táo xử lý mọi việc, đừng vì sự ích kỷ cá nhân mà làm điều tổn hại đến bản thân, đến người khác để rồi gieo nỗi đau thương cho người ở lại.

70 – 90% bệnh nhân khó qua khỏi khi đã uống thuốc

Ở một số nước trên thế giới, tình trạng sử dụng paraquat được quản lý rất chặt. Người bán paraquat phải học các lớp huấn luyện chuyên biệt và được cấp chứng chỉ mới được các công ty sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tuyển vào làm việc. Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu hết các loại thuốc diệt cỏ paraquat đều được bày bán công khai ở các đại lý bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Đa phần người bán hàng tự mở cửa hàng kinh doanh, nhập thuốc về bán mà không phải qua bất cứ trường lớp, chứng chỉ hay sự kiểm soát quản lý nào từ phía cơ quan chức năng. Đồng thời, thuốc được bán với giá không quá cao, từ đó, người dân đều được đáp ứng nếu có nhu cầu. Chính từ sự buông lỏng quản lý đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến số vụ tự tử bằng paraquat đang ngày càng tăng.

Mới đây, ngày 8/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Theo Cục Bảo vệ thực vật, dựa trên các bằng chứng khoa học, các tổ chức quốc tế đã kết luận paraquat gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường.

Do đó, việc cấm sử dụng paraquat góp phần cứu sống hàng nghìn người mỗi năm và tiến tới một nền nông nghiệp an toàn. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn được phép nhập khẩu và sử dụng đến ngày 8/2/2019, do đó khoảng thời gian từ nay cho đến khi cấm chính thức vẫn còn dài, đồng nghĩa với việc từ nay cho đến thời điểm đầu năm 2019, những vụ ngộ độc paraquat sẽ vẫn còn xảy ra.

Một điểm chung của các nạn nhân dùng paraquat là chỉ tới khi phải nằm trên giường bệnh, chịu đựng những cơn đau cào xé nội tạng, họ mới hối tiếc vì đã có những phút nông nổi trong việc lựa chọn giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống bằng paraquat, tới khi nhận ra được điều đó thì đã là quá muộn. Theo bác sĩ Nguyên, paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, khi vào cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục.

Người bệnh sẽ tỉnh táo cho đến khi chết vì suy hô hấp, suy gan, suy tạng. Dù được điều trị tích cực, lọc máu, nhưng 70 - 90% bệnh nhân sẽ không thể qua khỏi nếu uống từ 50ml thuốc diệt cỏ trở lên. “Cận kề cái chết, bệnh nhân ngộ độc paraquat vẫn rất tỉnh táo trong tình trạng khó thở, đau đớn, vật vã. Họ tỉnh đến lúc chết với hơi thở rít lên từng hồi. Đó là những hình ảnh rất xót xa, thực sự là nỗi ám ảnh đối với cả bác sĩ lẫn thân nhân người bệnh”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên chia sẻ.

Hiện nay, thế giới chưa có biện pháp điều trị để cứu sống các bệnh nhân uống paraquat. Cách điều trị vẫn là rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng kết quả rất hạn chế. Những bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử thần thì cuộc đời còn lại cũng không dễ dàng vì di chứng về phổi và nhiều cơ quan nội tạng khác để lại rất nặng nề. Chưa kể chi phí điều trị rất cao do phải dùng nhiều loại thuốc thải độc và lọc máu. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.