Tự tình mùa thu

Thu Hà Nội đẹp như một “nàng thơ” làm rung động biết bao trái tim thi sĩ. (Ảnh minh họa - nguồn: camnangdulich.com)
Thu Hà Nội đẹp như một “nàng thơ” làm rung động biết bao trái tim thi sĩ. (Ảnh minh họa - nguồn: camnangdulich.com)
Thu Hà Nội đẹp như một mối tình đầu, là hàng cây ươm nắng dịu dàng thướt tha lướt trên tà áo dài của người con gái xứ Tràng An, là bông hoa sữa chớm nở thơm ngát trên phố Nguyễn Du. Thu Hà Nội là vậy đấy, mơ màng, đằm thắm tựa ly rượu ngọt khiến con người càng uống càng chìm đắm trong men say, rồi yêu lúc nào không hay.

Tìm “em” trong thi ca

Hà Nội cũng giống như mùa thu, không nóng bỏng rực rỡ, không lạnh lùng tê tái, mà ấm áp, hây hây gió nhẹ, nắng nhẹ. Bởi thế mà, khi sắc thu vừa chạm ngõ đã làm rung động biết bao nhiêu tâm hồn thi sĩ, trở thành “nàng thơ” trong từng trang viết của họ.

Mùa thu ở Hà Nội, có lẽ là một mùa để yêu. Để con người sống chậm lại, tạm nghỉ giữa cuộc hành trình vội vã ở mùa hè và những bận rộn đang chờ đợi ở các tháng cuối năm. Chỉ khi chậm lại, người ta mới có thể nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn ở xung quanh, để trái tim hồi xuân và rung động thêm lần nữa.

Vì vậy mà thu ở Hà Nội cũng giống như mối tình đầu, khiến con người thao thức, nhớ nhung. Cố nhà thơ Nguyễn Phan Hách, một cây bút tài hoa của mảnh đất quan họ Bắc Ninh đã từng say mê thu Hà Nội giống như một cậu học sinh thầm thương cô bạn hàng xóm: “Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/Một buổi sáng bỗng trở thành thiếu nữ/Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ/Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ”. “Nàng thu” giống như người thiếu nữ, nàng mang nụ cười rực rỡ nhất, đôi mắt trong veo nhất. Nàng là bước chân đi qua đời người đàn ông, nhưng không bao giờ trở lại. Chính vì vậy, mùa thu giống như ký ức kín đáo, e ấp, duyên dáng, bảng lảng ẩn hiện trong từng hơi thở, hàng cây lá vàng, sóng nước lăn tăn ở tâm trí con người. Chẳng vậy mà nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã phải “thốt lên”: “Có phải em mùa thu Hà Nội/Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm” (Có phải em mùa thu Hà Nội, thơ Tô Như Châu, nhạc Trần Quang Lộc).

Còn cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã sáng tác ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội”, để “thỏa” cõi lòng đang khát khao, thương nhớ về một mảnh đất vừa mới gặp gỡ đã phải chia xa “Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người/Lòng như thầm hỏi, “Tôi đang nhớ ai?”/Sẽ có một ngày, trời thu Hà Nội trả lời cho tôi/Sẽ có một ngày, từng con đường nhỏ trả lời cho tôi”. Nhạc sĩ họ Trịnh đã chia sẻ bài hát được ra đời khi trái tim ông còn nhớ về những buổi chiều ngồi uống bia cùng những người bạn thân ở trên hồ Tây, thong thả nhìn bầy sâm cầm đáp xuống, bay lên.

Thu Hà Nội có lẽ là vậy, chậm rãi như ánh tà dương dập dềnh trên con sóng hồ Tây, nhưng lại khiến cho người qua đường ngỡ ngàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thư thái của tạo hóa. Trong khoảnh khắc động lòng đó, “nàng thu” đã gợi lên ký ức lăn tăn về mối tình, về chữ “yêu” nhưng lại chẳng trả lời rõ cho con người là “yêu ai?”, “nhớ ai?”. Chỉ để lại một từ “em” mờ ảo khiến cõi lòng vừa man mác buồn, vừa nhớ nhung hồi hộp.

Chính vì thu Hà Nội khiến con người biết yêu, mà tình yêu chẳng thể dừng chân. Nên mọi người cứ lang thang “Ba sáu phố phường đang nhịp hoà dòng chảy/Hà Nội hiên ngang như bình minh thức dậy/Sức trẻ hào hùng lại bừng cháy trong tim”. Cho nên, thu Hà Nội là những chuyến đi. Nhưng không phải “ngao du tứ hải” mà là thong thả đi bộ quanh phố thị xưa cũ trong thành phố. Rồi ngắm nhìn hàng cây chục năm tuổi, mơ màng trước các di tích lịch sử, thơ thẩn đón vài cánh hoa rơi trên mấy xe hàng rong đậu ven đường. Những người yêu thu Hà Nội vì vậy trở thành một kẻ si tình, khao khát tìm hiểu về người mình thầm thương trộm nhớ. Bước chân của họ đi thật chậm qua từng con phố để ngắm kĩ hơn, nhớ lâu hơn, đến khi mỏi mệt, “kẻ si tình” sẽ ngồi bên quán hàng nhâm nhi tách cà phê phin, ăn gói xôi cốm, đợi thời gian từ từ trôi dần.

Có một câu nói, mỗi lần đến Hà Nội chẳng giờ thấy cũ, quả là không sai. Dù thu Hà Nội vẫn vậy, nhưng mỗi lần đến, lại giống như một lần được gặp lại mối tình đầu. Năm ta ba mươi, người ấy vẫn để lại niềm tiếc nuối “Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình/Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta/Như bâng khuâng, nghe gió đưa…” (Hà Nội mùa thu - nhạc sĩ Sỹ Vũ Thanh). Nhưng, năm ta bốn mươi, mối “tình thu” ấy lại gợi lên ký ức ngọt ngào, năm ta năm mươi đưa hồn ta về chuyến đò tuổi trẻ, năm ta sáu mươi đã có thể cùng tình đầu hàn huyên chuyện cũ “Đưa em đi qua thăng trầm, bao tháng năm đã úa màu/Gọi tên từng phố cổ, chiều nhạt nhòa hồ Gươm lung linh/Ngọt ngào hoa sữa thơm/Gọi mùa thu về thật lâu, để ta biết, nồng nàn....” (Nồng nàn Hà Nội - nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường).

Và những mối tình khiến lòng người thương nhớ

Mùa thu ở Hà Nội khiến lòng người nao nao nhớ về mối tình đầu thuở còn ngây ngô. (Ảnh minh họa - nguồn: nguoiduatin.vn)

Mùa thu ở Hà Nội khiến lòng người nao nao nhớ về mối tình đầu thuở còn ngây ngô.

(Ảnh minh họa - nguồn: nguoiduatin.vn)

Nhà văn người Trung Quốc - Trương Ái Linh đã từng có một câu nói về tình yêu như sau, trong đời một người đàn ông sẽ có ít nhất hai người phụ nữ khiến anh ta nhung nhớ không quên. Một người giống như nốt ruồi son (nốt chu sa) mãi mãi in trong ngực, còn một người là ánh trăng (bạch nguyệt quang) chiếu rọi nơi đầu giường. Nếu ví thu Hà Nội giống như một mối tình đầu vô hình, ấm áp tựa ánh trăng khi nhớ về thì mối tình thuở thiếu thời ngoài đời thực xảy ra vào mùa thu ở Hà Nội, giống một nốt ruồi son làm con người day dứt chẳng thể quên.

Tại sao lại như vậy? Vì mùa thu là mùa để yêu, yêu từ phong cảnh thiên nhiên ở Hà Nội, cho đến những thiếu nữ đài các, duyên dáng. Cảnh càng đẹp, người càng thương thì khi về bên nhau càng quyến luyến, mà lúc chia xa lại thành đau lòng.

Đó là câu chuyện của cụ bà Trần Thị Bảo và cụ ông là nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc - người đã sáng tác ra những ca khúc như “Cô lái đò”, “Chiến sĩ sông Lô”,… Được biết, trước thời kháng chiến chống Pháp, cụ bà Trần Thị Bảo là thiếu nữ Hà Nội gốc. Cụ bà sinh ra trong gia đình giàu có, nền nếp, được gọi là tiểu thư. Ở cái tuổi 17, cụ Bảo là một cô gái xinh đẹp, cá tính và được rất nhiều gia đình giàu có ngỏ ý cưới về làm dâu, nhưng cụ đều từ chối. Chỉ đến khi gặp cụ ông là nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc mới nảy sinh tình cảm. Cả hai cụ đều là mối tình đầu của nhau, cụ bà mê cụ ông vì tài hoa, cụ ông say đắm cụ bà bởi tính cách mạnh mẽ, bản lĩnh. Cả hai bị gia đình nhà cụ Bảo phản đối gay gắt. Chỉ đến khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, hai cụ mới có cuộc đời tự do. Cụ bà thành một cô giáo ở lớp bình dân học vụ, cụ ông thì từ mặt trận trở về. Vào mùa thu năm 1949, sau những ngày tháng xa cách, hai cụ lấy nhau, về chung một nhà từ ấy cho đến hơn 60 năm sau, khi cụ ông vẫn cầm bút để họa nên những bức hình đẹp nhất cho cụ bà.

Tuy nhiên, không phải mối tình đầu nào nảy nở từ mùa thu ở Hà Nội, thì cũng có những cái kết viên mãn. Như bài hát “Mối tình đầu” của nhạc sĩ Thế Duy “Không ai hiểu vì sao tình yêu tan vỡ/Như hoa ven mặt hồ tàn theo gió mùa thu/Tôi đi xa Thủ đô nhớ về người thiếu nữ”. Chia sẻ về cảm hứng đã thúc đẩy nhạc sĩ viết nên những vần tình ca day dứt này, ông cho biết nó xuất phát từ người con gái tên Hà. Đó là một thiếu nữ sống ở phố Huế (Hà Nội), mà nhạc sĩ Thế Duy đã gặp khi còn trẻ. Hà mang vẻ đẹp duyên dáng của người con gái Hà Nội. Cả hai cũng yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và Hà chính là mối tình đầu của ông. Nhưng cuối cùng, do còn quá trẻ, mà nhạc sĩ Thế Duy và Hà đã lướt qua đời nhau, như con gió nhẹ khi thu tàn. Để lại trong tim nhà thơ là nỗi đau, day dứt, thương nhớ về một chuyện tình đã qua.

Nhưng tình đầu, có lẽ không phải chỉ là lần đầu tiên một cặp đôi nắm tay nhau, hôn lên má nhau. Mà như họa sĩ nổi tiếng Đặng Ngọc Trân (sinh sống ở Lâm Đồng) từng nói, mối tình đầu thường ngắn ngủi, mộng mơ và có đôi chút phũ phàng, dứt khoát. Tình đầu không nhất thiết phải là người đến trước, mà là người mang lại cho kẻ si tình cảm xúc tiếc nuối, thương nhớ, day dứt suốt cuộc đời này. Bởi đó mới là yêu, chứ không phải chỉ thích đơn thuần.

Giống như câu chuyện của nhà thơ Phùng Quán và một nữ họa sĩ có tiếng vào những năm 70 của thế kỷ trước. Được biết, trong đời Phùng Quán đã có một “nàng thu” chính là người vợ Vũ Bội Trâm. Nhưng vào mùa thu năm 1978, anh vô tình gặp gỡ và quen biết với nữ họa sĩ tài năng này. Nữ họa sĩ là một cô gái đẹp, nồng nhiệt, cá tính, hai người vừa gặp đã như có duyên, rất “tâm đầu, ý hợp”. Hiềm nỗi, vì cả hai đã có gia đình, nên chỉ dừng lại ở mức tri âm, tri kỷ. Khi cô họa sĩ thường xuyên giúp anh đặt tên bài thơ, còn anh tặng nàng lời trò chuyện, tâm sự. Cuối cùng, cô họa sĩ cũng ly dị chồng vì tình cảm mãnh liệt dành cho anh, nhưng đáp lại, nhạc sĩ Phùng Quán chỉ sáng tác những câu thơ đau đớn: “Nhưng tôi chưa sống cho tròn nợ sống/Tôi chưa yêu cho hết nợ tình yêu/Tôi phải lên rừng/Hái lá khổ sâm/Tự mình cất lấy ly rượu sống…”. Dù thương mến nhau, nhưng nữ họa sĩ này vẫn chỉ trở thành “mối tình đầu thứ hai” của nhà thơ Phùng Quán và khắc ghi vào tâm trí ông cho đến hết cuộc đời.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.