Từ thành công của bộ phim Đào - phở và piano: Tận dụng thế mạnh mạng xã hội để truyền thông chính sách

0:00 / 0:00
0:00
Từ câu chuyện về hiệu ứng truyền thông giúp lan tỏa mạnh mẽ bộ phim Đào, phở và piano - tác phẩm điện ảnh sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: Cần tận dụng thế mạnh mạng xã hội để truyền thông pháp luật.
Đào, phở và piano được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, chứa đựng thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, giáo dục truyền thống và lịch sử của dân tộc

Đào, phở và piano được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, chứa đựng thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, giáo dục truyền thống và lịch sử của dân tộc

Đào, phở và piano được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, mang thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, khi bộ phim trở thành hiện tượng đầu tiên của dòng phim nhà nước có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ, không thể bỏ qua sự tác động của những nhân tố truyền thông mới là các tiktoker, blogger… Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nghiên cứu kỹ hiện tượng này để áp dụng trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Nhìn từ hiệu ứng “thổi bùng” cơn sốt

Tôi theo dõi thấy mừng lắm, có những tiktoker phân tích điều 4 của Luật Đất đai (sửa đổi), tức là định nghĩa thế nào là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam. Một buổi lên sóng như vậy thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem. Còn có những người phân tích những điểm mới dự án luật và tác động đến từng loại đối tượng. Việc mạng xã hội tham gia truyền thông các dự án luật, chính sách là điểm mới, là kinh nghiệm đáng tham khảo, Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật Quốc hội cần nghiên cứu kỹ.

(Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, hiện tượng khá mới là sự tham gia của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật. Đánh giá cao vai trò của mạng xã hội, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nếu không có hiệu ứng truyền thông xã hội thì cũng không nhiều người dân biết đến bộ phim Đào, phở và piano.

Quay trở lại thời điểm khi bắt đầu bùng nổ cơn sốt Đào, phở và piano, ông Vũ Đức Tùng, Q. Giám đốc Trung tâm Chiếu phim quốc gia cho biết, 5 ngày đầu công chiếu (từ 1-5 Tết Nguyên đán), số suất chiếu và tỉ lệ vé bán rất bình thường. Nhưng chỉ sau khi một Tiktoker review về bộ phim thì Đào, phở và piano đã được tạo sức lan tỏa lớn đối với công chúng yêu điện ảnh.

Chuyện chưa từng có, và điều ngạc nhiên là người khuấy động cơn sốt Đào, phở và piano lại hoàn toàn không thuộc ê-kíp sản xuất phim, thậm chí, không có bất cứ mối quan hệ nào với ê-kíp làm phim. Bởi thế, gần đây khi nhắc đến bộ phim Đào, phở và piano, cái tên Giao Cùn - Tiktoker chuyên làm nội dung liên quan đến lịch sử Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Sau những ngày công chiếu đầu tiên, tài khoản này đăng tải clip ngắn chia sẻ cảm xúc khi Đào, phở và piano được ra mắt và chiếu tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia nhưng không được quảng bá rộng rãi khiến cô tiếc nuối. Clip chia sẻ và phân tích những yếu tố lịch sử có trong phim của tài khoản này đã thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó rất đông là các bạn trẻ. Chỉ sau một đêm đăng tải clip, bộ phim Đào, phở và piano bất ngờ cháy vé tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia và sau đó, một số doanh nghiệp điện ảnh tư nhân đã đề nghị Bộ VHTTDL cho phép được chiếu bộ phim để tạo thêm sức lan tỏa tại hệ thống rạp của những doanh nghiệp này tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành chia sẻ, Đào, phở và piano của đạo diễn Phi Tiến Sơn được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, chứa đựng thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, giáo dục truyền thống và lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, không thể bỏ qua khi bộ phim trở thành hiện tượng đầu tiên của dòng phim nhà nước có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ từ sự tác động của những nhân tố truyền thông mới là các tiktoker, blogger… Theo ông Thành, chắc chắn đây sẽ là một kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông, thúc đẩy phát triển công nghiệp điện ảnh.

Bình luận về hiện tượng này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, phim Đào, phở và piano trở thành hiện tượng thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng có nhiều lý do, trong đó có hiệu ứng từ truyền thông trên các không gian mạng. “Chúng ta đang dần quen với một thế giới số, xã hội số, công dân số và văn hóa số. Ở đó, những gì không được thông tin, phổ biến, trao đổi, tiêu thụ sẽ gặp bất lợi hơn nhiều với những thứ hiện hữu trên không gian ấy. Những điều đó mang lại thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho tất cả mọi người, mọi quốc gia. Và ai tận dụng được thuận lợi và cơ hội của không gian số, mạng xã hội sẽ có nhiều điều kiện để phát triển nhanh hơn”, ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, chúng ta đã thấy một tư duy và thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không chỉ đối với một bộ phim cụ thể, mà với cả sự vận hành của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong bối cảnh mới. Đây là một định hướng rất có ý nghĩa khi truyền thông chính sách qua mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hiểu biết, tương tác và tham gia của cộng đồng đối với các chính sách, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Mạng xã hội cung cấp một nền tảng rộng lớn để các cơ quan quản lý nhà nước truyền tải thông điệp, thông tin về các chính sách, quyết định và hoạt động của mình. Bằng cách sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok,… thông điệp có thể tiếp cận một lượng lớn người dùng một cách nhanh chóng. Mạng xã hội cũng tạo ra một môi trường tương tác hai chiều giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng.

“Các bình luận, chia sẻ và phản hồi từ người dùng có thể được thu thập và phản ứng một cách nhanh chóng, giúp cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ hơn về ý kiến và quan điểm của cộng đồng đối với các chính sách. Bên cạnh đó, truyền thông chính sách qua mạng xã hội còn khuyến khích sự tham gia và ủng hộ từ phía cộng đồng đối với các chính sách công. Bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận, bình luận và thăm dò ý kiến trên các nền tảng mạng xã hội, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo ra sự nhận thức, ủng hộ đối với các chính sách và quyết định của mình, tạo sự linh hoạt và minh bạch trong quá trình ra quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước”, ông Bùi Hoài Sơn phân tích.

Số lượng khách đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua một phần nhờ truyền thông từ mạng xã hội

Số lượng khách đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua một phần nhờ truyền thông từ mạng xã hội

Không chỉ có Điện ảnh…

Câu chuyện hút khách ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong thời gian qua cũng thêm một minh chứng về sự cần thiết tận dụng thế mạnh của các nền tảng mạng xã hội trong công tác truyền thông, quảng bá cho các địa chỉ, điểm đến và rộng hơn là những chính sách cần được tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Những thành công hay đột phá không hoàn toàn đến từ may mắn.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, Bảo tàng đã mời chủ nhân các tài khoản Tiktok, Blog, Facebook nổi tiếng từng đến địa chỉ này để check-in hay tổ chức các sự kiện đáng nhớ của mình như sinh nhật, cầu hôn… Trực tiếp Giám đốc Bảo tàng đã nói lời tri ân, cảm ơn họ. “Trong xu thế mạng xã hội phát triển vô cùng mạnh mẽ, hiệu ứng truyền thông từ các nền tảng mạng là điều chúng ta không thể bỏ qua. Số lượng khách đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua có thể xem là những minh chứng sống động…”.

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò… cũng là những địa chỉ tích cực tìm kiếm, thay đổi cách thức truyền thông để lan tỏa ngày càng rộng rãi những giá trị truyền thống hay các sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, được đầu tư bài bản, công phu. “Không truyền thông đổi mới, sáng tạo thì những sản phẩm hấp dẫn cũng sẽ hạn chế hơn con đường đến với du khách…”, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhận định.

Tuy nhiên, khi bộ phim trở thành hiện tượng đầu tiên của dòng phim nhà nước có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ không thể bỏ qua sự tác động của những nhân tố truyền thông mới là các tiktoker, blogger…

Tuy nhiên, khi bộ phim trở thành hiện tượng đầu tiên của dòng phim nhà nước có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ không thể bỏ qua sự tác động của những nhân tố truyền thông mới là các tiktoker, blogger…

PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh thêm, hiệu ứng tích cực từ Tiktok, Facebook và các nền tảng khác đối với phim Đào, phở và piano chính là tín hiệu buộc chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc quảng bá văn hóa nghệ thuật nói riêng trên một môi trường mới để đạt hiệu quả tối đa. Công nghiệp văn hóa đòi hỏi sự chuyên nghiệp và liên thông giữa tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ khai thác tài năng sáng tạo, nguồn lực văn hóa, đến sử dụng công nghệ và kỹ năng kinh doanh, từ đó một sản phẩm nghệ thuật có thể được đưa ra thị trường và phát huy hết tác dụng. “Việc sản xuất một sản phẩm nghệ thuật, kể cả do Nhà nước đặt hàng cũng cần phải đặt mục tiêu đến được với công chúng một cách tối đa, mà các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là mạng xã hội, sẽ đóng vai trò then chốt để chúng ta đạt được mục tiêu ấy. Bỏ qua khâu trung gian nhưng rất quan trọng này, chúng ta không chỉ bỏ lỡ cơ hội để đưa những thông điệp quan trọng về lịch sử, văn hóa đến với đông đảo khán giả. Thế giới số vốn có rất nhiều điều kỳ diệu giúp ích cho hoạt động quản lý văn hóa, xã hội”, ông Sơn khẳng định.Không chỉ phim ảnh mà nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật khác như di sản, âm nhạc, thời trang... rõ ràng đang phát triển nhanh, mạnh khi tận dụng được thế mạnh truyền thông trên mạng xã hội. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cần đẩy mạnh xu thế phát triển này một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc thay đổi nhận thức thì cần quan tâm đến nhiều giải pháp mang tính đồng bộ. Đầu tiên là xây dựng chiến lược truyền thông chuyên nghiệp. Không chỉ cơ quan quản lý nhà nước mà các tổ chức, cá nhân hoạt động về văn hóa nghệ thuật cũng cần phát triển các chiến lược truyền thông chuyên nghiệp, đảm bảo rằng thông điệp và nội dung được truyền tải một cách hiệu quả và chất lượng trên mạng xã hội. Thứ hai, để đạt được mục tiêu chuyên nghiệp hóa, cần tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho các nhà làm phim, nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang và các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa về cách sử dụng các công cụ truyền thông trên mạng xã hội một cách hiệu quả. Thứ ba, sự hợp tác với các chuyên gia truyền thông. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức văn hóa và nghệ thuật cần hợp tác với các chuyên gia truyền thông và kỹ thuật số để tận dụng các công nghệ và chiến lược truyền thông mới nhất, từ việc tạo ra nội dung hấp dẫn đến quảng cáo, tiếp thị trên mạng xã hội. Thứ tư là tận dụng công nghệ mới, tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo để thu hút sự chú ý , tạo tác động xã hội. Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có thể mang lại cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn của các sản phẩm văn hóa nghệ thuật trên mạng xã hội.

Đào, phở và piano của đạo diễn Phi Tiến Sơn được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, chứa đựng thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, giáo dục truyền thống và lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, không thể bỏ qua khi bộ phim trở thành hiện tượng đầu tiên của dòng phim nhà nước có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ từ sự tác động của những nhân tố truyền thông mới là các tiktoker, blogger… Chắc chắn đây sẽ là một kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông, thúc đẩy phát triển công nghiệp điện ảnh”.

(Cục trưởng Cục Điện ảnh VI KIẾN THÀNH)

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.