Từ tháng 6/2022 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có hơn 20 văn bản chỉ đạo về giá vàng

(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, sẽ có những giải pháp để xử lý theo quy định, đưa thị trường vàng bình ổn theo tinh thần các vị đại biểu Quốc hội mong muốn là tiến sát với thị trường thế giới.

Cuối phiên họp chiều 29/5, hai Phó Thủ tướng và ba Bộ trưởng, Trưởng ngành đã giải trình một số ý kiến của đại biểu qua thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ 7.

Đáng chú ý, đề cập đến thị trường vàng được nhiều đại biểu quan tâm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng, giá vàng tăng cao và biến động phức tạp cũng là diễn biến chung của các nước trên thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam. Ở trong nước, giá vàng diễn biến phức tạp và diễn biến cùng chiều với giá vàng thế giới, nhưng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế nới rộng, đặc biệt là vàng SJC. Để thu hẹp chênh lệch giá vàng cũng là một nhiệm vụ rất thách thức, bởi vì chúng ta thực hiện nhưng trong điều kiện giá vàng quốc tế vẫn liên tục biến động cao và rất phức tạp.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Trước tình hình đó, NHNN đã thực hiện tăng cung vàng ra thị trường. Tuy nhiên, qua 9 phiên đấu thầu, chênh lệch giá giảm không được như kỳ vọng nên NHNN đã dừng đấu thầu. NHNN đã đánh giá tình hình và tìm ra các nguyên nhân, xây dựng một phương án mới để bắt đầu triển khai trong tuần tới để giảm được chênh lệch giá vàng trong thời gian tới, đặc biệt là đi đôi với biện pháp minh bạch hóa các giao dịch của thị trường vàng.

“Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành phải phối hợp từ tất cả các khâu để tăng cường minh bạch các giao dịch thị trường vàng. NHNN đã ra quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện về mọi mặt từ hóa đơn, chứng từ, từ các giao dịch về phòng, chống rửa tiền liên quan đến các giao dịch vàng để thấy rằng trong thời gian vừa qua những biến động trên thị trường vàng cũng không ngoại trừ những hành vi vi phạm pháp luật để đầu cơ, găm giữ, đẩy giá”, Thống đốc Hồng cho biết.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm. (Ảnh: Phạm Thắng)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm. (Ảnh: Phạm Thắng)

Giải trình thêm về thị trường vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, từ tháng 6/2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao đối với NHNN. Đến thời điểm hiện nay, đã có 25 văn bản, trong đó có những công cụ can thiệp vào thị trường vàng để bình ổn thị trường vàng và đồng thời thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Vừa rồi Ngân hàng Nhà nước đã tích cực có một số giải pháp, nhưng khi can thiệp thì thấy hiệu quả chưa cao. Hiện nay, NHNN đang đánh giá lại và sẽ có những phương án mới để bình ổn thị trường vàng về mặt ngắn hạn, còn về mặt lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24.

“Trước mắt thì chúng ta dùng công cụ thuộc quản lý nhà nước là thanh tra, kiểm tra để đánh giá một cách thực chất về hoạt động của thị trường vàng, có những giải pháp xử lý theo quy định để đưa thị trường vàng bình ổn theo tinh thần các vị đại biểu mong muốn là nó tiến sát với thị trường thế giới”, Phó Thủ tướng Khái nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cũng tại phiên họp, liên quan đến vấn đề thuế thu nhập cá nhân về giảm trừ gia cảnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tính đến nay, những người có thu nhập với một người phụ thuộc thì phải có thu nhập 17 triệu trở lên mới phải nộp thuế thu nhập và 2 người phụ thuộc thì phải có thu nhập trên 22 triệu thì mới phải nộp thuế thu nhập, chưa kể trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc hay bảo hiểm nghề nghiệp... Hiện chưa trình điều chỉnh là vì so với số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu nhập bình quân hiện nay của chúng ta là 4,96 triệu, như vậy để nộp thuế là 11 triệu đồng thì cao hơn mức thu nhập bình quân là 2,2 lần, trong khi ở thế giới là dưới 1 lần.

Thứ hai là CPI của năm 2023 theo Tổng cục Thống kê là 3,25; năm 2022 là 3,15; năm 2021 là 1,84; năm 2020 là 3,3, như vậy là chỉ có 11,47% mà theo Luật phải trên 20% mới thực hiện tăng giảm trừ gia cảnh, điều này có nghĩa là Bộ Tài chính đang thực hiện đúng Luật. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng cho biết, Thường vụ Quốc hội đã đưa vào chương trình xây dựng pháp luật là sẽ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10/2025 và thông qua vào kỳ họp tháng 5 của năm 2026.

“Nếu Thường vụ Quốc hội quyết định cuối năm nay sẽ làm ngay và tháng 5 sang năm thông qua thì chúng tôi sẽ chấp hành, khi tính đến việc xây dựng Luật thì sẽ xin ý kiến của đại biểu Quốc hội, Nhân dân và các Bộ, ngành để chúng ta đưa ra quy định phù hợp và có nên đưa ra quy định là CPI phải trên 20% hay không thì lúc đó chúng ta sẽ bàn”, Bộ trưởng Phớc nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Phạm Thắng)

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Phạm Thắng)

Trước nhiều thách thức trong thời gian tới được các đại biểu chỉ ra để lưu ý đối với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ các giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo tập trung. Cụ thể, thực hiện quyết liệt và đồng bộ hiệu quả các giải pháp, chính sách, đảm bảo giải quyết cả những vấn đề trong ngắn hạn và có cả trong phát triển dài hạn, đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước. Thúc đẩy các động lực truyền thống như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, đồng thời xem xét, triển khai đẩy mạnh các động lực mới, các mô hình kinh tế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn hay một số các ngành mới nổi, ngành công nghiệp quan trọng như chip bán dẫn hay năng lượng tái tạo…

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là những hạ tầng chiến lược và quan trọng. Tập trung cải cách thể chế, pháp luật theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho địa phương để giải quyết những vướng mắc, bất cập hiện nay. Sửa đổi và ban hành đồng bộ các văn bản thi hành Luật Đất đai và đang xin Quốc hội cho áp dụng sớm vào ngày 1/7 tới. Quan trọng nhất là kiến nghị Quốc hội cho phép sơ kết, tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho 10 tỉnh, TP hiện nay.

“Nếu như cơ chế, chính sách nào đã rõ và đã phù hợp với tình hình thực tiễn và pháp luật thì cho phép nhân rộng và cho các địa phương khác cùng được thực hiện, có thể bằng một nghị quyết của Quốc hội trong khi chúng ta chưa sửa được các luật liên quan”, Bộ trưởng Dũng nói và cho biết thêm, phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ tập trung rà soát lại Luật Đầu tư công, trong đó có cả ODA, Luật PPP, Luật Đấu thầu để giải quyết các vướng mắc nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Về vấn đề giá đất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, những vấn đề đã được quy định thì Chính phủ đã lấy ý kiến của địa phương, trong đó làm rõ trách nhiệm cơ quan tư vấn, làm rõ trách nhiệm của Hội đồng, làm rõ trách nhiệm của người quyết định và tất cả mọi quy trình này đều triển khai một cách minh bạch và đặc biệt là trong Luật Đất đai đã giải quyết một vấn đề hết sức khó khăn, đó là giá đất phù hợp, sát giá thị trường. Theo Phó Thủ tướng, hiện nay thực chất là chúng ta áp dụng nguyên tắc thị trường, tức là chúng ta áp dụng 4 phương pháp và điều cuối cùng khi chúng ta có dữ liệu về đất đai thì sẽ định giá đất hàng loạt theo vùng giá trị. Phó Thủ tướng tin tưởng, lúc đó vấn đề định giá đất sẽ không gặp khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Đọc thêm

Bảo đảm hậu cần, nâng cao đời sống bộ đội

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của Cục Hậu cần Quân khu 9.
(PLVN) - Trước yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, 5 năm qua, ngành Hậu cần Quân đội tập trung bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội và phòng ngừa dịch bệnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chế biến gắn với công tác quản lý; thường xuyên chú trọng bảo đảm doanh trại, xây dựng, vật tư thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...

TAND tỉnh Kiên Giang có tân Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ ( bìa phải) - Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao trao quyết định bổ nhiệm cho ông Võ Kế Nghiệp.

(PLVN) - Chiều 01/7, tại Kiên Giang, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Kế Nghiệp - Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.

Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
(PLVN) - Sáng nay - 01/7/2024, TP HCM và các địa phương trong cả nước đồng loạt tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành.

Kinh nghiệm phát triển từ Bắc Giang

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kinh tế cả nước vừa bước qua 6 tháng đầu năm với nhiều tín hiệu tích cực, nhất là về tăng trưởng. Theo đó, nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng GRDP 2 chữ số, Bắc Giang trở thành “quán quân”, tăng trưởng hơn 14%.

Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Hình ảnh tại cuộc làm việc. (Ảnh: MT)
(PLVN) - Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.