'Tử thần' rình rập những chuyến đò ngang vượt phá Tam Giang

Không một hành khách nào mặc áo phao trên chuyến đò vượt phá Tam Giang.
Không một hành khách nào mặc áo phao trên chuyến đò vượt phá Tam Giang.
(PLO) - Những chiếc áo phao trên đò dường như chỉ để “trang trí” cho có, khi lên đò không ai mặc…, trong khi mỗi ngày có hàng trăm lượt đò qua lại bến Cồn Tộc- Vĩnh Tu (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) để vượt phá Tam Giang.

Chiếc đò ngang chuẩn bị xuất phát từ Cồn Tộc (xã Quảng Lợi) để qua Vĩnh Tu (xã Quảng Ngạn), chỉ trong chốc lát, đò đã chật cứng khi chở đến 16 hành khách, nhiều xe máy cùng hành lý. Thế nhưng, khách trên đò không một ai mặc áo phao, chủ đò cũng không nhắc nhở hành khách mặc dù ở phía lái và mui đò nhiều áo phao được để sẵn.

Theo quy định, thuyền chở khách tại bến đò ngang Cồn Tộc- Vĩnh Tu được phép chở nhiều nhất là 7 xe máy, tối đa 12- 15 người, nhưng chủ đò vẫn ngang nhiên chở người quá quy định

Chị Trần Thị Nga (xã Quảng Ngạn) cho biết: “Bình thường, lần nào người dân chúng tôi qua đò cũng như vậy. Quãng đường chỉ tầm vài km, đò chạy một lát là tới thôi, mặc áo phao vào làm chi cho mệt, chủ đò cũng không bắt buộc chúng tôi mặc…”.

Chuyến đò chuẩn bị vượt phá Tam Giang
Chuyến đò chuẩn bị vượt phá Tam Giang

Mỗi ngày, có rất nhiều chuyến đò qua về phá, vận chuyển hàng trăm lượt khách và xe máy, nhưng tất cả đều rơi vào tình trạng như trên. Không ai mặc áo phao, đò chở người và phương tiện vượt quy định, hiếm có chuyến đò nào đảm bảo quy định về an toàn giao thông đường thủy.

Bến đò Cồn Tộc- Vĩnh Tu đã có lịch sử hàng trăm năm. Mật độ người qua lại khá lớn, chủ yếu là cán bộ địa phương, giáo viên và những người buôn bán qua về hai xã.

Ông Nguyễn Đình Đức- Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho hay, tình trạng trên xảy ra đã nhiều năm nay. Nhiều người vẫn chưa ý thức đến những hiểm nguy trên sông nước. Ban An toàn giao thông của huyện cũng chỉ đạo các đơn vị có liên quan cần theo dõi và có các phương án để xử lý...

Theo ông Lê Ngọc Bảo- Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Quảng Điền, bến đò Cồn Tộc- Vĩnh Tu có 8 chiếc đã đăng kiểm, hoạt động luân phiên nhau mỗi lần 4 chiếc.

“Vấn đề trên thì huyện đã họp nhiều để tìm phương án. Khi có lực lượng chức năng nhắc nhở thì người dân mặc áo phao, còn không thì ai cũng chủ quan, không chấp hành quy định. Chúng tôi đã chỉ đạo công an huyện tuyên truyền cũng như kiểm tra đột xuất, tăng cường tuần tra để đảm bảo tình hình an toàn giao thông đường thủy...”- ông Bảo thông tin.

Không chỉ tại bến đò Cồn Tộc- Vĩnh Tu mà các bến đò khác tại Thừa Thiên Huế như bến đò Bao Vinh, bến đò Than - Điện Huế Nam, bến đò Tân Ba... vẫn diễn ra tình trạng trên.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.