Từ Tân Mão (1951) đến Tân Mão (2011), Đảng ta đã họp 10 kỳ đại hội lãnh đạo đất nước phát triển đi lên

86 triệu dân trong nước, 4 triệu bà con người Việt định cư ở nước ngoài, 3,5 triệu đảng viên của Đảng - người người đều phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ngày càng phát triển bền vững.

MÙA XUÂN TÂN MÃO (1951)

16 năm sau Đại hội I họp ở Ma Cao (1935), 10 năm sau trở thành Đảng cầm quyền, toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Chiến dịch Biên giới thắng lợi, tháng 2/1951, Đại hội II của Đảng họp ở huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), thay mặt gần 77 vạn đảng viên (bằng 154 lần năm 1945), Đại hội đã quyết định đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn bằng 12 chính sách đối nội, đối ngoại cụ thể, bầu BCH Trung ương 29 đồng chí, đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư, đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam và ra hoạt động công khai sau 6 năm bí mật hoạt động.

Đại hội Đại biểu tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX đã mở ra một chặng đường phát triền mới. Ảnh: Ngọc Minh
Đại hội Đại biểu tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX đã mở ra một chặng đường phát triền mới. Ảnh: Ngọc Minh
MÙA THU NĂM CANH TÝ (1960)

Đại hội III của Đảng lần đầu tiên họp tại Thủ đô Hà Nội khi đất nước tạm chia làm 2 miền, đại hội xác định: Trong giai đoạn này phải tăng cường đoàn kết toàn dân, đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, và nhiệm vụ trước mắt ở đây là chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam...

Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

MÙA ĐÔNG NĂM BÍNH THÌN (1976)

16 năm sau Đại hội III, Mỹ đã cút, ngụy đã nhào, Tổ quốc đã thống nhất, song lãnh tụ Hồ Chí Minh đã từ trần 7 năm, Đảng ta đã họp Đại hội lần thứ IV tại Hà Nội.

Từ đường lối chung, đại hội đã quyết định vạch ra đường lối  kinh tế: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa... Để giành toàn thắng, đầu tiên là phải thiết lập, tăng cường “chuyên chính vô sản”, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, nòng cốt là liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, giống như tên Đảng ngày thành lập. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

MÙA XUÂN NĂM NHÂM TUẤT (1982)

Cuộc chiến tranh bảo vệ hai đầu biên giới vẫn còn phức tạp, công tác lãnh đạo và quản lý đất nước của ta phạm nhiều khuyết điểm, xuất hiện tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đại hội V của Đảng đã họp và quyết định đề ra 12 nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm (1981-1985) để toàn Đảng, toàn dân thực hiện.

Về xây dựng Đảng, phải tiếp tục nâng cao tính giai cấp, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thành một Đảng thật sự trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng.

Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

MÙA ĐÔNG NĂM BÍNH DẦN (1986)

Đại hội VI của Đảng khai mạc, cho đến nay đã qua 1/4 thế kỷ, nhưng vẫn có hàng triệu người nhắc đến, Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng, đổi mới tư duy để đổi mới toàn diện đất nước, nhằm khắc phục nhanh chóng tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt, sản xuất tăng chậm, hiệu quả kinh tế thấp, phân phối liên thông có nhiều rối ren, chậm được thu hẹp sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế, đời sống nhân dân lao động quá khó khăn.

Đại hội đã đề ra 6 nhiệm vụ chủ yếu để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn trên, trong đó có nhiệm vụ phải xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội, để từ đó cụ thể hóa thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, về Đảng phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

MÙA HÈ NĂM TÂN MÙI (1991)

Đại hội VII của Đảng đã nhận định: “Tình hình chính trị của đất nước ổn định, nền kinh tế có những bước phát triển sau 5 năm đổi mới (Nước ta đã có gạo xuất khẩu) huy động được nguồn lực sản xuất xã hội, tốc độ lạm phát được kiềm chế, đời sống một bộ phận nhân dân đã được cải thiện.

Đại hội đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Đại hội xác định phải gắn liền với việc xây dựng và thực hiện cương lĩnh, chiến lược và công cuộc đổi mới, gắn vai trò của Đảng với hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy, chịu sự giám sát của nhân dân. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách, và định hướng công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

MÙA HÈ NĂM BÍNH TÝ (1996)

Đại hội VIII của Đảng đã đánh giá qua 10 năm đổi mới, 5 năm thực hiện chiến lược kinh tế, cả nước đã giành được 5 thành tựu quan trọng cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh.

Đại hội quyết định đến năm 2020 ra sức phấn đấu “đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.

Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng, các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

MÙA XUÂN NĂM TÂN TỴ (2001) ĐẦU THẾ KỶ 21

Cả loài người đã kết thúc thế kỷ 20, Đảng ta đã khai mạc Đại hội lần thứ IX, để đánh giá chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng, 56 năm trở thành Đảng cầm quyền, đã có gần 2,5 triệu đảng viên (bằng 5.000 lần khi thành lập Đảng), tổng kết 15 năm đổi mới, đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ đổi mới.

Đại hội khẳng định: “Với nước ta, thế kỷ 20 là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại..., sang thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn”.

Đại hội xác định: “Mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối kinh tế là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại”.

Động lực chủ yếu phát triển đất nước là Đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chỉnh đốn Đảng ngày càng vững mạnh - yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của Đảng, nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội đã bầu đồng chí Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư của Đảng.

MÙA XUÂN NĂM BÍNH TUẤT (2006)
Đại hội Đảng lần thứ X rút ra 5 bài học lớn: “Quá trình đổi mới, phải kiên định mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức, cách làm phù hợp; Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân... xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới...

Từ mục đích xây dựng đất nước của Đảng, nước ta có các thành phần: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đồng chí Nông Đức Mạnh tái đắc cử Tổng Bí thư của Đảng.

Một năm sau Đại hội X lịch sử, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tham gia, tạo nên động lực mới hoàn thành nhiệm vụ từng đơn vị, địa phương và cá nhân trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước, kinh tế vẫn tăng trên 6% hàng năm, tạo niềm tin lớn trong 86 triệu nhân dân cả nước.

ĐẦU MÙA XUÂN TÂN MÃO (2011)

Sau 100 năm kể từ Tân Hợi (1911) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cứu dân, 70 năm kể từ Tân Tỵ (1941) Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước - Đại hội lần thứ XI của Đảng lại khai họp, nhằm:

“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 (100 năm Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, là đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam) nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

86 triệu dân trong nước, 4 triệu bà con người Việt định cư ở nước ngoài, 3,5 triệu đảng viên của Đảng - người người đều phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ngày càng phát triển bền vững.
Nguyễn Tân Hòa
(Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.