Từ rửa bát thuê trở thành triệu phú Singapore

Andy Ong là một trong 10 triệu phú trẻ tuổi tay trắng làm nên tại Singapore
Andy Ong là một trong 10 triệu phú trẻ tuổi tay trắng làm nên tại Singapore
(PLO) - Từ một cậu bé nghèo khổ rửa bát thuê, Andy Ong đã trở thành triệu phú Singapore khi mới 26 tuổi. Ông từng kiếm được 30 triệu USD chỉ trong một buổi sáng nhờ sự quyết đoán.
Góp mặt trong một sự kiện mới đây tại TP HCM, dù ở tuổi 45 - Andy Ong, một trong những triệu phú nổi tiếng của Singapore vẫn toát lên vẻ trẻ trung với mái tóc rất sành điệu. Nhìn ông tràn trề nhiệt huyết của một con người “3 trong một”: nhà báo, giảng viên kiêm doanh nhân.
6 tuổi, gia đình Ong bị bố bỏ rơi, mẹ ông đơn thân nuôi 5 người con trong hoàn cảnh nghèo khó. Kể từ khi 15 tuổi, ông đã phải đi làm phụ bếp, rửa chén cho nhà hàng để có tiền đi học cho tới tận lúc ra trường.
Khi đi ngang qua những tòa nhà chọc trời, ông buột miệng: “Thật tuyệt nếu mình có một tòa nhà như thế”. Ong luôn khao khát trở nên giàu có. Nghe lời mẹ dạy “nếu muốn giàu thì con phải học hành và làm việc thật chăm chỉ”, ông thực hiện điều đó cần mẫn mỗi ngày và mong chờ thầy giáo dạy cho cách làm giàu. Cho đến khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore, ông sợ hãi và tự hỏi “Chỉ vậy thôi đó à?”.
Ong nhận ra những kiến thức từ sách vở là không đủ, muốn giàu có thì phải học thực tế từ những người có tài sản lớn. Ông suy nghĩ: “Muốn tiếp cận những người giàu như vậy thì có một ngành nghề thích hợp là làm phóng viên chuyên viết về những doanh nhân thành đạt”.
Sau đó, ông trở thành quản lý biên tập của một tạp chí kinh tế sau 8 lần được tiến cử thăng chức. Khi khủng hoảng kinh tế năm 1997 xảy ra, ông chủ sợ Andy Ong thay thế vị trí của mình nên đã sa thải ông.
“Tôi cảm thấy vô cùng kinh khủng, nhưng cũng phải tự trấn an: "Một là chìm hai là bơi" nên quyết định tự thành lập doanh nghiệp riêng. Tôi đúc kết được hai điều: Làm sao sử dụng kiến thức, hiểu biết của mình để làm ra tiền và phải có kiến thức về đầu tư để tiền kiếm được sinh sôi, nảy nở ”, ông nói.
Với 10.000 USD tiền tiết kiệm và 20.000 USD vay vốn ngân hàng, ông thành lập Tạp chí Kế hoạch tài chính châu Á chỉ với 2 thành viên. "Tôi tự mình đi bán quảng cáo với danh sách liên lạc, mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính đã tạo dựng được. Tôi cảm thấy thật khó để tồn tại nếu chỉ trông chờ vào quảng cáo, nên đã mở thêm các hoạt động tổ chức sự kiện về hội thảo kinh tế, hay sự kiện xuất bản sách”, Ong chia sẻ.
Tạp chí chia nhân sự quản lý thành nhiều nhóm kết hợp cùng đội ngũ làm bán thời gian để phát triển theo đường hướng đã vạch ra. Chỉ trong vòng 5 năm, doanh thu công ty của Ong từ vài trăm nghìn đã tăng lên vài triệu USD. Năm 2003, ông bán nó cho một công ty Mỹ.
Andy Ong chia sẻ niềm đam mê lớn nhất của mình là bất động sản. Ông đầu tư bằng cách mua những cửa hàng buôn bán trên những con phố sầm uất. Năm 2002, ông mua một cửa hàng trên đường Club giá 2,2 triệu USD và sau này bán lại với giá gần 6 triệu USD.
Casey Tan, trợ lý của Andy Ong kể về một phi vụ kiếm tiền “đau tim” của ông chủ:  Ong đã quyết đoán mua một tòa nhà cũ hơn 40 triệu USD và đặt cọc trước một triệu USD. Ông trấn an nhân viên của mình “hãy chờ, và chúng ta không cần làm gì cả”. Sau 4 tiếng đặt cọc, ông Andy bán lại tòa nhà đó với giá cao ngất ngưởng và lãi hơn 30 triệu USD chỉ trong một buổi sáng.
“Bạn phải điên một chút để thành công trong thế giới hỗn loạn này. Mỗi lĩnh vực mới đều có sự hấp dẫn thú vị. Trong con mắt những người tìm kiếm cơ hội thì khủng hoảng kinh tế là thời cơ rất tốt. Kinh tế thăng trầm không kiểm soát được, sự khác biệt là ta có kiếm tìm được cơ hội, mua được những doanh nghiệp tiềm năng với giá thấp hơn hay không”, Ong chia sẻ và còn nhấn mạnh thêm rằng thời điểm tốt nhất để một người khởi nghiệp là khi đang có một công việc ổn định.
Năm 2002, Singapore có xu hướng mở trường để thu hút nhân tài. Hội đồng phát triển kinh tế đã hỗ trợ quỹ cho Ong mở trường học. Ông vận động đối tác để có một triệu USD thành lập học viện ERC (Entrepreneur Resource Centre) vào năm 2003 và bỏ ra 5 triệu USD cải tiến trường tiểu học River Valley thành một khuôn viên cho 1.600 học viên.
Ông nhận thấy rằng khi kinh tế khủng hoảng, không có nhiều việc làm sẽ phát sinh nhu cầu học nhiều hơn. Bên cạnh đó, những đối tượng có việc làm cũng muốn tri thức cao hơn để giữ vị trí của mình. Từ nhu cầu của thị trường, Andy Ong kiên trì khởi nghiệp và được thị trường đón nhận. Thành lập ERC, Andy Org đặt ra mục tiêu là đào tạo doanh nhân, nên những hoạt động kinh doanh của sinh viên được khuyến khích rất nhiều.
“Có 3 dạng người ở trên thế giới: Người luôn tìm kiếm khả năng, đam mê bản thân để tạo ra cơ hội cho bản thân; nhóm thứ 2 là người nhìn thấy cơ hội nhưng cứ đứng đó suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ... Ba năm sau nhìn lại họ mới tiếc 'phải chi lúc đó mình làm được như vậy’". Nhóm thứ 3 lớn lên nhìn xung quanh mà không hề nhận biết được những chuyển biến, cơ hội xung quanh.  Điều đó là lí do khiến tôi bước vào lĩnh vực giáo dục để giúp nhiều người hiểu được bản thân, nắm bắt cơ hội để thành công”, Ong giãi bày.
Chưa hết, Ong đã chi 103 triệu USD mua lại tòa nhà trung tâm Prime của Tập đoàn Hong Leong và đổi mới tòa nhà này thành một trung tâm giáo dục đồng thời là một khách sạn cao cấp. Tháng 4/2013, ERC hoàn thành xây dựng  khách sạn Big với 302 phòng lý tưởng cho giới doanh nhân ngay giữa trung tâm thành phố của Singapore.
"Trong các chuyến công tác của mình, những gì tôi cần là một chiếc giường ấm  gối êm, TV màn hình lớn và một phòng tắm thoải mái, sạch sẽ". Andy Ong cho rằng kiểu cách của một khách sạn 5 sao sang trọng đôi khi không cần thiết và có lẽ là một khoản lãng phí đối với các doanh nhân như ông. Ông tiếp lời: "Trong khi đó, phòng của chúng tôi chỉ tốn chi phí bằng một nửa so với các khách sạn 5 sao khác, nhưng lại có thêm dịch vụ chiếu phim miễn phí”. Trong tương lai, Ong dự định sẽ nhân rộng mô hình này ở các nước Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Đây cũng sẽ là cách tạo cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên của ERC sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, Ong tận dụng mối quan hệ từ những doanh nhân thành đạt như Douglas Foo (chủ chuỗi cửa hàng Sakae Sushi), Kenny Yap (chủ  trại cá cảnh Qian Hu)... để giúp học viên học hỏi kiến thức kinh doanh thực tiễn.
Ong nhìn nhận có quá nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Bản thân ông sau khi tốt nghiệp đại học, với 200 USD tiền tiết kiệm, đã đến Việt Nam "đi phượt" từ Bắc chí Nam. "Tôi rất yêu đất nước này, chỉ tiếc vì là người nước ngoài nên có những lĩnh vực tôi chưa được phép đầu tư. 20 năm nữa kinh tế Trung Quốc sẽ chững lại vì dân số già đi, Việt Nam là một nước phát triển nên còn nhiều cơ hội và thời gian. Người Việt thật sự chưa biết nắm bắt cơ hội, nhiều lần tôi tự hỏi "Những người Việt Nam đang làm gì trong thời gian rảnh của họ vậy?”, Ong nói.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Phi Lê trong một hội thảo về AI (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.