Từ phong trào 'Diệt giặc dốt' đến xã hội học tập

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Lễ phát động Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 -2030”.

Sự kiện được tổ chức trực tiếp tại Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) kết hợp trực tuyến tới 63 điểm cầu tỉnh/thành phố trong cả nước.

Học tập suốt đời là “chìa khóa” của thế kỷ XXI

Hiện cả nước có 17.459 cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó có 71 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 619 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; 10.469 trung tâm học tập cộng đồng; 5.642 trung tâm ngoại ngữ - tin học; 658 cơ sở, trung tâm thực hiện giáo dục kỹ năng sống. Số lượng cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục tăng nhanh, đặc biệt là hệ thống trung tâm tin học, ngoại ngữ, đã hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, giáo viên và mọi người dân theo hướng xã hội hóa.

Một kết quả quan trọng khi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”, là hình thành được mô hình xã hội học tập ở cấp xã. Đây là bước đi chiến lược chỉ có ở Việt Nam. Trong khi các nước xây dựng xã hội học tập ở cấp thành phố trở lên thì Việt Nam đã tiếp cận tới cấp nhỏ hơn là cơ sở và tạo động lực, huy động được người dân tham gia học tập. Cách làm riêng này đã được UNESCO và các quốc gia công nhận.

Bên cạnh những kết quả đạt được là những hạn chế, rào cản xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. Các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, hạn chế...

Do đó, cần triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”. Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Phong trào “Diệt giặc dốt” đến nay, đây là sự tiếp nối và phát huy những thành quả của phong trào thi đua yêu nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Ý tưởng về xã hội học tập bắt đầu được UNESCO thảo luận vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, đã nhấn mạnh giáo dục cần phải có phạm vi bao phủ tới toàn bộ cộng đồng và diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân. Học tập suốt đời chính là “chìa khóa” của thế kỷ XXI, vượt xa hơn sự phân chia truyền thống giữa giáo dục ban đầu và giáo dục thường xuyên. Tại Nhật Bản, năm 2001, Chính phủ Nhật Bản thành lập Cục Học tập suốt đời với tư cách là cơ quan trung ương có chức năng, nhiệm vụ phân tích, nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thúc đẩy học tập suốt đời trên toàn quốc.

Tại Malaysia, năm 2011 Bộ Giáo dục đại học đã công bố chính sách “Thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời giai đoạn 2011 - 2020” thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ nhằm tạo hành lang chính sách và đầu tư các nguồn lực cần thiết để học tập suốt đời trở thành một trong 3 trụ cột chính trong phát triển nguồn nhân lực quốc gia, bên cạnh giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Điều này cũng minh chứng cho nỗ lực của Chính phủ trong việc biến học tập suốt đời trở thành một nét văn hóa của quốc gia, một phong cách sống của người dân, chứ không chỉ là một mệnh lệnh chính trị mang tính định hướng.

Tại Việt Nam, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập luôn là chủ trương được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ trăn trở “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi nước ta giành độc lập cho tới những chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua.

Những kết quả bước đầu đó đang ngày càng đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Đặc biệt, Luật Giáo dục 2019 ra đời đã thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, tạo hành lang pháp lý để phát triển giáo dục Việt Nam theo hướng mở, liên thông, tạo cơ hội học tập bình đẳng và suốt đời cho mọi người dân.

Xã hội học tập cần là nhu cầu tự thân của mỗi người. (Ảnh minh họa NT)

Xã hội học tập cần là nhu cầu tự thân của mỗi người. (Ảnh minh họa NT)

“Học tập để không thua kém bất cứ dân tộc nào”

Tại Lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đây là phong trào quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và hành động về xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người dân.

Mọi công dân có trách nhiệm và quyền được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi tri thức, hiểu biết, kỹ năng, tay nghề và khả năng thích ứng cao với mọi tình huống. Vì thế, vai trò của học tập, rèn luyện, tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ đặc biệt quan trọng. Lời căn dặn của Bác Hồ: “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Thủ tướng chia sẻ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, từng căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”. Và chính Người là một tấm gương vĩ đại, mẫu mực về tự học, tự rèn luyện, học tập suốt đời.

Phát huy truyền thống của dân tộc và thấm nhuần tư tưởng của Bác, đồng thời bám sát xu thế thời đại như UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”; những năm qua, sự nghiệp “trồng người” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Theo nhận định của Thủ tướng, nền giáo dục nước ta đã có những chuyển biến quan trọng; mạng lưới giáo dục được mở rộng trên khắp mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người. Nhiều điểm yếu về giáo dục đã được khắc phục. Có nhiều loại hình đào tạo phong phú, đa dạng, phù hợp, mang lại cơ hội học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi.

Đã xuất hiện nhiều phong trào học tập ngoại ngữ, khiêu vũ của người cao tuổi ở thành phố; học kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi ở nông thôn; lớp học trên ghe, thuyền cho các cháu làng chài miền sông nước. Lớp học tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số. Lớp học tiếng Anh ở vùng cao do các thầy cô giáo dưới xuôi giảng dạy thông qua các phương tiện nghe nhìn. Lớp học tình thương dành cho các cháu mồ côi, khuyết tật… Đặc biệt là phong trào học tập từ xa thông qua Internet thời kỳ COVID-19.

Có những bác trên 60, 70 tuổi vẫn hằng ngày cắp sách đến trường. Thậm chí có những cụ 80, 90 tuổi, vượt qua cả tuổi tác để hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, lấy bằng đại học, thạc sỹ để thỏa ước mơ của cuộc đời mà tuổi trẻ không có điều kiện thực hiện.

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng xã hội học tập, Thủ tướng đề nghị, tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Xây dựng hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại, công bằng, hội nhập, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập theo hướng đa dạng hóa, gắn học với hành, tài với đức, phù hợp với các đối tượng, từng địa phương thông qua các mô hình mới, cách làm hay.

Đặc biệt, coi trọng giá trị của tri thức, của hiểu biết, của nhân văn, nhân ái, vị tha, của giá trị tinh thần, sống có mục tiêu, lý tưởng. Bảo đảm tri thức phải đi cùng với văn hóa và đạo đức, góp phần xây dựng, phát triển và chấn hưng nền văn hóa dân tộc Việt Nam; để cuộc sống có ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.

“Ở đây tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta phải chung sức đồng lòng, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn để người người học tập, nhà nhà học tập, cộng đồng học tập, xã hội học tập và cả nước học tập. Học tập bất cứ nơi nào, khi nào có thể, học tập tất cả các lĩnh vực. Học tập để hoàn thiện mình về đức, trí, thể, mỹ. Học tập để đổi mới sáng tạo, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Việt Nam và học tập để chúng ta không tự ti, không tự mãn. Học tập để chúng ta xây dựng đất nước ngang tầm với các nước phát triển, năm châu bốn bể. Học tập để chứng minh rằng dân tộc ta không thua kém bất cứ dân tộc nào. Sức mạnh của dân tộc bắt nguồn từ nhân dân, bắt nguồn từ văn hóa”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Giáo dục đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Ngay sau khi giành được độc lập và tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chiến dịch xóa nạn mù chữ, diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ 2 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền non trẻ.

75 năm qua, nhất là trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, ngành Giáo dục đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước. Nếu như năm 1945, hơn 95% dân số không biết chữ thì ngày nay, giáo dục Việt Nam được đánh giá xếp thứ 59 theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của tổ chức xếp hạng uy tín thế giới (US News).

Từ Phong trào “Diệt giặc dốt” đến Phong trào thi đua “Hai tốt”, được tổ chức ở thị xã Phủ Lý (tỉnh Nam Hà cũ) nơi có ngọn cờ Bắc Lý và hiện nay là Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, ngành Giáo dục đã có sự góp sức của 1/4 dân số Việt Nam trên khắp mọi miền của đất nước, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền núi, biên giới, hải đảo và người Việt Nam ở nước ngoài đang hàng ngày tham gia vào quá trình giáo dục, giảng dạy, học tập để phát triển đất nước, hội nhập với thế giới.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...