Tư pháp đất Sen hồng vươn mình đột phá

Ngành Tư pháp Đồng Tháp ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Ngành Tư pháp Đồng Tháp ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Năm 2021, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp vinh dự được Chủ tịch nước ra quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đó là minh chứng rõ nét nhất về những cống hiến, đóng góp của Sở Tư pháp đất Sen hồng vào thành tựu chung của ngành.

Nếu Đồng Tháp được mệnh danh là “Đất Sen hồng” thì Sở Tư pháp tỉnh này là một đóa sen rạng rỡ, không ngừng khoe sắc, góp phần tạo nên thành công và sự trù phú của một vùng đất.

Nhiều năm liền, ngành Tư pháp Đồng Tháp được Bộ Tư pháp đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ (xếp hạng A); được Bộ Tư pháp công nhận là điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020; được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ; liên tục được tặng Cờ Thi đua của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Đồng Tháp; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nhiều mô hình được công nhận là điển hình tiêu biểu...

Đó là những thành công thể hiện sự cống hiến của lãnh đạo, tập thể, cá nhân ngành Tư pháp Đồng Tháp. Tuy nhiên, có một thành công còn đáng kể hơn của ngành, đó là những mô hình, cách làm không phải chỉ thể hiện ở lý luận suông mà tất cả lấy “hiệu quả thực tế” làm thước đo và lấy sự hài lòng của người dân làm thành tích.

Cụ thể, Sở Tư pháp Đồng Tháp đã phát huy vai trò “người gác cổng” pháp lý của địa phương trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, Sở Tư pháp Đồng Tháp đã nhanh nhạy, linh hoạt khai thác đúng trọng tâm nội dung người dân quan tâm nhằm tuyên truyền và đưa pháp luật đến người dân bằng các phương tiện người dân tiếp xúc hàng ngày: Đài Phát thanh truyền hình, Trạm truyền thanh, Facebook, Zalo…; mô hình hay, sáng tạo như: “Cà phê pháp luật”, “Phụ nữ với pháp luật”, “Thanh niên với pháp luật”, “Tư vấn pháp luật miễn phí”…

Ở từng lĩnh vực công tác, Sở Tư pháp Đồng Tháp đều tận dụng và phát huy lợi thế của các Ban, Ngành, Đoàn thể địa phương để tăng cường hiệu quả công tác tư pháp. Cụ thể, liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch Tư pháp với Sở Y tế, Sở Nội vụ; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy chế phối hợp thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp…

Sở Tư pháp Đồng Tháp phối hợp tổ chức thành công cuộc thi trực tuyến Thanh niên với Kiến thức pháp luật năm 2021.

Sở Tư pháp Đồng Tháp phối hợp tổ chức thành công cuộc thi trực tuyến Thanh niên với Kiến thức pháp luật năm 2021.

Để có được những thành tích đó, chính là nhờ sự lãnh, chỉ đạo tận tâm, sâu sát của Bộ Tư pháp và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, phải kể đến sự nhiệt huyết, trách nhiệm và không ngừng đổi mới của bà Lê Thị Hồng Phượng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp – người được mệnh danh “Nữ tướng” thổi “làn gió mới” và Tư pháp đất Sen hồng.

Những ngày cuối năm, chia sẻ về kết quả công tác của một năm dịch bệnh đầy biến động, bà Lê Thị Hồng Phượng tâm sự, trong công việc và cả trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có những khó khăn, trở ngại ngoài ý muốn. Vấn đề không phải là oán trách, quy lỗi cho khó khăn mà bản thân mỗi lãnh đạo, cán bộ cần xét nguyên nhân và tìm giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Trong các hoạt động, con người luôn là yếu tố quyết định. Hoạt động của ngành muốn mạnh thì cán bộ phải có tâm và có tầm.

“Cán bộ phải phục vụ trên tinh thần trách nhiệm, lịch thiệp và tôn trọng nhân dân; không để xảy ra nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và tổ chức. Đây được xem là tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng, đánh giá công chức, viên chức hằng năm”, bà Phượng nhấn mạnh.

Kỳ vọng rằng, từ những thành công và thách thức ở hiện tại, ngành Tư pháp Đồng Tháp vẫn không ngừng cố gắng, hoàn thiện để thành tích tư pháp của đất Sen hồng luôn dẫn đầu và đạt được những điểm nhấn ấn tượng, sâu sắc.

Đọc thêm

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận chăm sóc thay thế, nhận nuôi con nuôi

Quang cảnh cuộc họp
(PLVN) -Chiều 21/3, Bộ Tư pháp tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.