Tư pháp Cao Bằng nâng cao chất lượng công tác, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

Một buổi họp giao ban thường kỳ của lãnh đạo Sở Tư Pháp tỉnh Cao Bằng
Một buổi họp giao ban thường kỳ của lãnh đạo Sở Tư Pháp tỉnh Cao Bằng
(PLVN) - Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, ngành Tư pháp Cao Bằng đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nỗ lực nâng cao chất lượng công tác nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao.

Những thành quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực công tác

Ông Nông Thanh Khoa - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng cho biết: “Với sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và sự lãnh đạo, điều hành của UBND tỉnh Cao Bằng, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các đơn vị trong trong toàn ngành, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tư pháp Cao Bằng đã thực hiện bảo đảm về chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ thường xuyên theo chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ nhiều nhiệm vụ phát sinh thêm, phản ứng kịp thời, hiệu quả đối với những vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”.

Ông Nông Thanh Khoa - Giám Đốc Sở tư Pháp tỉnh Cao Bằng
Ông Nông Thanh Khoa - Giám Đốc Sở tư Pháp tỉnh Cao Bằng

Theo đó, công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, nhất là công tác góp ý, thẩm định các dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 9 khóa XVI nhiệm kỳ 2016- 2021. Chất lượng văn bản được ban hành ngày càng được nâng lên, chú trọng hơn vào tính khả thi của văn bản, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương và đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Tư pháp Cao Bằng tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; chú trọng thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách mới, các vấn đề dư luận quan tâm, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tiếp cận, khai thác và sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; triển khai đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Công tác theo dõi thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính đã được triển khai kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, theo chuyên đề, lĩnh vực trọng tâm và gắn với các sự kiện, vấn đề dư luận quan tâm.

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp tiếp tục được tăng cường và thực hiện có hiệu quả, giải quyết tốt các yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Trong đó đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2021 và đánh giá, tổng kết thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến đời sống nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp như công chứng, hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi. 

Tư pháp Cao Bằng cũng tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành, ứng dụng mạnh mẽ việc sử dụng chữ ký số. Đồng thời thực hiện nghiêm túc chủ trương và các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong toàn ngành.

Những vướng mắc cần được tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn lại kết quả 6 tháng đầu năm 2019, Tư pháp Cao Bằng vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng trong việc phân biệt văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) với văn bản hành chính thông thường, dẫn đến tham mưu ban hành văn bản chưa đúng theo quy định; công tác tự kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ở cấp huyện chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ công chức được giao làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản còn thiếu và không ổn định; đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chủ yếu kiêm nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác này.

Cùng với đó, việc sử dụng phần mềm hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đi vào hoạt động, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị cấp xã chưa chủ động triển khai thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị máy móc (máy tính, máy in...) cấu hình thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng phần mềm.

Giám đốc Sở Tư pháp Cao Bằng cũng thừa nhận, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp địa phương còn nhiều vướng mắc. Nguyên nhân là do hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, do vậy quá trình thực hiện tại các địa phương còn lúng túng, chưa thống nhất.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản cũng còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do tính chất của hoạt động đấu giá tài sản là dịch vụ  được điều tiết vào cơ chế thị trường nên hoạt động đấu giá tài sản phụ thuộc vào nhu cầu xã hội, trong khi mức độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương còn thấp, nhu cầu của xã hội còn hạn chế nên hiện nay, hoạt động đấu giá tài sản chủ yếu  là đấu giá tài sản pháp luật bắt buộc phải bán thông qua hình thức đấu giá như tài sản là quyền sử dụng đất, giao dịch bảo đảm, thi hành án, tang vật vi phạm hành chính....còn các loại tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện lựa chọn bán thông qua hình thức đấu giá hầu như không phát sinh, do vậy nguồn thu thù lao của Trung tâm còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện tự chủ.

Về giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên, Giám đốc Sở Tư pháp Nông Thanh Khoa cho biết, ngoài việc xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể, Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng đã và đang tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp; tăng cường kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ sở; kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ./.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.