Từ ngày 1/9/2021: Rà soát, phân loại hộ nghèo, cận nghèo như thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025.

Theo Thông tư mới ban hành, phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg được hướng dẫn thực hiện như sau:

Đối với việc khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:

Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A): ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng; về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B): 10 điểm tương đương với 1 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Đối với phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo phương pháp xác định như sau: Hộ nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị; hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị.

Cũng theo Thông tư mới, việc rà soát đối với hộ gia đình có giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và lập danh sách hộ gia đình cần rà soát quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg được hướng dẫn thực hiện như sau:

Đối với hộ gia đình có giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với thôn, tổ dân phố, bản, buôn, khóm, ấp (viết tắt là thôn), rà soát viên lập danh sách và sử dụng Phiếu A theo Phụ lục II và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình. Trường hợp có dưới 04 tiêu chí từ cột 01 đến cột 09 thì đưa vào danh sách hộ gia đình cần rà soát. Danh sách hộ gia đình cần rà soát được lập theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Việc thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng thôn và rà soát viên sử dụng Phiếu B theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình.

Cũng theo Thông tư mới, việc xác định thu nhập của hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện theo Phiếu khảo sát, xác định thu nhập của hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/9/2021.

Đọc thêm

Hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP. (Ảnh: H.T)
(PLVN) - Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức (CBCC), viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

longform 7 bước trong quy trình soạn thảo trong Dự Thảo Luật Ban Hành VBQPPL (sửa đổi)

 7 bước trong quy trình soạn thảo trong Dự Thảo Luật Ban Hành VBQPPL (sửa đổi)
(PLVN) -  Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi đề xuất áp dụng quy trình 7 bước nhằm hiện đại hóa và tăng cường hiệu quả xây dựng các văn bản pháp lý. Quy trình được xây dựng dựa trên nguyên tắc “chính sách đã được thông qua” và sự tham gia của các bên liên quan từ khâu soạn thảo đến công bố.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được đi lễ hội trong giờ hành chính

Ảnh minh họa: Người dân đi lễ Chùa Trấn Quốc dịp đầu năm mới.
(PLVN) - Nhằm tăng cường quản lý về công tác tôn giáo và lễ hội Xuân 2025, Bộ Nội vụ đã có công văn số 342/BNV-TGCP ngày 15/1/2025 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025. Trong đó, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính…

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.