Từ năm 2021, thi trắc nghiệm trên máy tính có khả thi?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong 3 năm từ năm 2018 - 2020, việc tổ chức thi các môn thi, bài thi trong kì thi THPT Quốc gia vẫn được giữ ổn định như năm 2017. Tuy nhiên, theo đề án tuyển sinh ĐH-Cao đẳng hệ chính quy năm 2018 của Bộ GD&ĐT, từ năm 2021, học sinh sẽ thi THPT Quốc gia trên máy tính.

Với việc tuyển sinh đại học hướng tới tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể thi nhiều lần trong năm do tổ chức khảo thí thực hiện. Các trường có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển hay tổ chức thi, kiểm tra riêng.

Từ năm 2021, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính. Bộ GD&ĐT cho biết, để triển khai định hướng thi trên máy tính từ năm 2021 nên cần chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, thiết bị phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi trên máy tính, phần mềm quản lý và tổ chức thi.

Dự kiến, sẽ xây dựng 25 trung tâm tổ chức vệ tinh của Bộ tại nhiều khu vực khác nhau trên cả nước, để triển khai tổ chức thi thử nghiệm trên máy tính giúp thí sinh ở các tỉnh giảm chi phí đi lại, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện ngân hàng đề thi.

Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, liên môn, kinh nghiệm sống, hiểu biết xã hội để trả lời. Cũng theo đề án này, nội dung đề thi có 2 khối kiến thức gồm kiến thức cơ bản ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng, đảm bảo hầu hết thí sinh đáp ứng được yêu cầu này...

Theo các chuyên gia giáo dục, mặc dù có những ưu điểm, nhưng nếu tổ chức cho một số lượng thí sinh dự thi THPT quá đông thì cần có lộ trình triển khai từng bước và có thời gian chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất, máy móc, hạ tầng kỹ thuật và ngân hàng đề thi ở các địa phương, các vùng miền khác nhau…

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT  cũng chia sẻ: “Khi Bộ GD&ĐT đưa ra chủ trương mới thì phải kèm theo đó là những giải pháp để đảm bảo chất lượng và chất lượng kỳ thi phải được đặt lên đầu tiên. Việc triển khai cần phải tính toán kỹ lưỡng về điều kiện cơ sở vật chất, máy móc, hạ tầng kỹ thuật và ngân hàng đề thi. Có một triệu thí sinh thi, mỗi em thi một máy thì Bộ có chuẩn bị được 1 triệu máy tính hay không?

Hơn nữa, với một số lượng thí sinh dự thi đông diễn ra cùng một thời điểm, nếu hạ tầng không đảm bảo có thể dẫn đến nhiều sự cố xảy ra như nghẽn mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh. Hay Bộ có phương án tổ chức thi thành nhiều đợt khác nhau thì đề thi ở các đợt thi phải có độ khó, dễ tương đương nhau để đảm bảo công bằng, khách quan cho các thí sinh”. 

Ở góc độ nhiều năm xây dựng ngân hàng đề thi, TS Toán Lê Thống Nhất, người sáng lập trường học trực tuyến lớn nhất VN-Bigschool cho rằng: “Đối với kỳ thi trên máy tính thì yếu tố quyết định sự thành công chính là khâu xây dựng và chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi thi THPT. Trước tiên cơ quan xây dựng đề cần hiểu rõ ưu điểm đề thi trắc nghiệm so với tự luận và ngược lại.

Nếu đề thi tự luận việc kiểm tra bao quát kiến thức là khó thì ngược lại, đề trắc nghiệm có thể bao quát kiến thức rộng hơn nhiều. Thực tế, kỳ thi vừa qua cho thấy, đề thi trắc nghiệm vẫn làm theo kiểu “trắc nghiệm hóa” đề thi tự luận, dẫn đến việc quá nhiều kiến thức quan trọng bỏ qua và như vậy, lại vẫn sa vào nhược điểm của thi tự luận. Vì thế, xây dựng và chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi thi là rất quan trọng.

Cũng theo các chuyên gia tuyển sinh kì vọng, nếu đề án này thực hiện tốt, bài thi sẽ được chấm ngay trên máy, thí sinh có kết quả ngay khi xong bài thi, sẽ giảm thiểu gian lận cho kì thi THPT Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Báo Quân khu 7

Kiến nghị cộng nối thời gian tính hưởng BHXH cho quân nhân nhập ngũ sau 15/12/1993

(PLVN) - Bộ Quốc phòng thông tin, không phải tất cả các đối tượng tham gia phục vụ Quân đội từ sau ngày 15/12/1993 đều được xem xét, giải quyết tính nối thời gian công tác trong Quân đội để hưởng chế độ BHXH mà phải thỏa mãn một số điều kiện bắt buộc, nhằm bảo đảm cân đối với các đối tượng khác, phù hợp với nguyên tắc đóng - hưởng; nguyên tắc chia sẻ của BHXH.

Đọc thêm

Hoàn thành phê duyệt Đề án vị trí việc làm trong quý I/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn ảnh: congluan.vn)
(PLVN) -Sáng 8/12, chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm (VTVL) trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo hoàn thành xây dựng và phê duyệt tất cả Đề án VTVL trước ngày 31/3/2024.

Tăng cường phân cấp, phân quyền đáp ứng yêu cầu đổi mới

Các đại biểu tại hội thảo.
(PLVN) - Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, chiều 8/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Phân cấp, phân quyển giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Thấm nhuần lời dạy của Bác về công tác dân vận

Tọa đàm là hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân và tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Nội dung này được nhấn mạnh tại tọa đàm “Vận dụng phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào công tác dân vận của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương giai đoạn hiện nay” do Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức. 

Góp ý xây dựng quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng

Góp ý xây dựng quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng
Chiều 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng điều phối) chủ trì Hội nghị lần thứ hai của Hội đồng góp ý xây dựng quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai công tác thông tin đối ngoại chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo và hiệu quả

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Phương châm trên được PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền, Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức ngày 7/12.