Từ mạng Internet cho 300 người đến hạ tầng mạng tới 97% số xã

Đoàn viên thanh niên VNPT phổ cập tin học và Internet cho các em học sinh Trường THPT Sìn Hồ, Lai Châu
Đoàn viên thanh niên VNPT phổ cập tin học và Internet cho các em học sinh Trường THPT Sìn Hồ, Lai Châu
(PLO) - Chính thức kết nối mạng toàn cầu từ ngày 19/11/1997, sau 20 năm phát triển, Internet Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển ấn tượng. Trong hành trình 20 năm đó, VNPT đã luôn tiên phong trong việc xây dựng, phát triển hạ tầng mạng lưới, dịch vụ, góp phần phổ cập sâu rộng Internet tại Việt Nam.

Năm 1997, khi Việt Nam chính thức kết nối Internet toàn cầu, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT (lúc đó là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) là đơn vị duy nhất được Nhà nước tin tưởng giao trọng trách xây dựng hệ thống đường trục kết nối Internet quốc gia và đi quốc tế. Hạ tầng mạng Internet ở Việt Nam được xây dựng bằng những viên gạch đầu tiên với 64kbps kết nối quốc tế cho khoảng 300 người sử dụng với hai hướng kết nối chủ yếu: Mỹ và Australia. VNPT không chỉ là nhà cung cấp cổng truy nhập Internet duy nhất mà còn là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên của Việt Nam lúc bấy giờ. 

Năm 2003, VNPT đã tiên phong triển khai Mạng viễn thông Thế hệ mới (Next Generation Network) trên mạng đường trục, cho phép triển khai nhiều dịch vụ tích hợp, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của Internet và các ứng dụng trên nền băng rộng. Tháng 5/2003, VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Internet băng rộng ADSL trên quy mô toàn quốc với thương hiệu MegaVNN. Đây được xem là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao đầu tiên tại Việt Nam, đưa Internet Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới. Số lượng người dùng tăng nhanh, Internet đã thay đổi từ một dịch vụ xa xỉ nhưng hạn chế về nội dung trở thành dịch vụ phổ biến. 

Bắt nhịp với xu hướng chuyển dịch từ cáp đồng sang cáp quang trên thế giới, năm 2009 các ISP trong nước cũng bắt tay vào triển khai công nghệ mới này. VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong bắt tay vào triển khai nhanh chóng mạng internet băng rộng cáp quang trên diện rộng. 

Bên cạnh Internet băng rộng cố định, VNPT còn tập trung phát triển Internet băng rộng di động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngay sau khi chính thức nhận giấy phép 3G của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 12/2009, cả 2 mạng di động của VNPT lúc đó là VinaPhone và MobiFone đã nhanh chóng triển khai dịch vụ 3G tại tất cả các tỉnh, thành phố. 

Năm 2010, VNPT tiếp tục trở thành doanh nghiệp tiên phong về băng rộng di động khi triển khai thử nghiệm công nghệ 4G (LTE) tại Hà Nội, cho phép tốc độ tải xuống lớn nhất lên tới 100 Mbps. Tháng 11/2016, VNPT cũng là doanh nghiệp viễn thông tiên phong cung cấp dịch vụ 4G, chính thức ghi tên Việt Nam lên bản đồ 4G thế giới. Tốc độ download dữ liệu trung bình ghi nhận cao gấp từ 7-10 lần, độ trễ giảm tới 3 lần so với dịch vụ 3G.

Trải qua 20 năm, VNPT đã không ngừng đầu tư, hiện đại hóa hạ tầng mạng lưới, mở rộng các hướng kết nối nhằm cung cấp dịch vụ Internet với chất lượng tốt nhất. Đến nay, mạng lưới Internet của VNPT đã kết nối tới toàn bộ 63 tỉnh/thành phố, tổng lưu lượng đường Internet đi quốc tế lên tới gần 1.700 Gbps. Mạng băng rộng di động 3G, 4G phủ sóng khắp cả nước. Mạng cáp quang FTTH của VNPT hiện đã phủ sóng tới 97% số xã trên cả nước. 

Tin cùng chuyên mục

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

(PLVN) - Dữ liệu từ Downdetector cho biết sự cố bắt đầu xuất hiện từ khoảng 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/12. Nhiều dịch vụ của công ty có trụ sở tại Mỹ bị gián đoạn, trong đó phần lớn các báo cáo sự cố liên quan trực tiếp đến ChatGPT.

Đọc thêm

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…