Tư lệnh Binh đoàn 12 kể chuyện trị thủy trên dòng Đà Giang

Thủy điện Hòa Bình từng là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012
Thủy điện Hòa Bình từng là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dòng Đà Giang được ví là “dòng sông năng lượng”, “dòng sông ánh sáng”... Nơi đó, có những bậc thang thủy điện nhất nhì Đông Nam Á, có cả dấu chân của những cuộc hành quân, với tình thần quyết thắng của Bộ đội Trường Sơn anh hùng.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), PLVN đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh/Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12 - Bộ Quốc phòng) về hình ảnh của Bộ đội Trường Sơn trong thời bình, về sự quyết tâm chinh phục những dòng sông, vì dòng điện của đất nước.

Hơn 2.000 người trên công trình thế kỷ

- Hơn 40 năm trước, thời điểm những đoàn quân của Binh đoàn 12 từ nước bạn Lào trở về Việt Nam rồi sau đó tiến thẳng lên Tây Bắc để đắp đập, ngăn sông làm thủy điện trên sông Đà, có ý nghĩa như thế nào đối với những trang sử của Bộ đội Trường Sơn năm xưa và hình ảnh của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn hôm nay, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Năm 1980, cán bộ chiến sĩ Đoàn 565 (Binh đoàn 12) bắt đầu đặt chân lên vùng núi rừng Tây Bắc để cùng với 4 vạn công nhân Việt Nam và hàng nghìn chuyên gia Liên Xô xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Từ Lào về Việt Nam, lúc bấy giờ, những người lính Trường Sơn không có nhiều kinh nghiệm về công trường và thiết bị xe máy thi công công trình công nghiệp lớn, nhưng với sự quyết tâm của người lính vừa đi qua chiến tranh, với lòng khát khao muốn xây dựng, tái thiết đất nước, phẩm chất của Bộ đội Trường Sơn lại tỏa sáng, lại sục sôi khí thế lao động, đúng chức năng của Quân đội là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất.

Sau khi ổn định nơi đóng quân, ngày 26/2/1981, Đoàn 565 đã ra quân đào kênh bờ phải phục vụ ngăn sông Đà đợt 1 (năm 1983) thắng lợi. Lúc cao điểm, trên công trường thế kỷ này, có tới hơn 2.000 Bộ đội Trường Sơn lao động, làm nhiệm vụ. Suốt những năm xây dựng thủy điện Hòa Bình, Đoàn 565 đã khoan, đào được 6.895m đường hầm, đường kính từ 1,5 - 2,5m, đổ bê tông 280.500 m3, thi công 11 km đường ô tô, xây 17.200 m2 nhà các loại... Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 565 đã lập nên nhiều kỷ lục về khoan đào hầm.

Chúng tôi xuất thân là những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nhưng trong thời bình thì phải tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế với tinh thần quyết thắng!, Tư lệnh Binh đoàn 12

Tại công trình thuỷ điện một thời từng lớn nhất Đông Nam Á này, Bộ đội Trường Sơn đã có mặt suốt 15 năm để xây dựng cho đến khi phát điện, Đoàn 565 vinh dự được Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Những người lính thợ Trường Sơn cũng góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam - Liên Xô.

Đối với chúng tôi, công trình thủy điện Hòa Bình không chỉ là cứ liệu để viết nên những trang sử của Bộ đội Trường Sơn năm xưa mà còn là nền móng, là tiền đề quan trọng để duy trì, phát triển một ngành nghề rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và lớn mạnh của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn hôm nay, đó là kinh nghiệm thi công công trình thủy lợi, thủy điện.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn trao đổi với PV về tiến độ thi công tại khu vực nhà máy của Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn trao đổi với PV về tiến độ thi công tại khu vực nhà máy của Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

- Thưa Thiếu tướng, Bộ đội Trường Sơn đã “tích tiểu thành đại” như thế nào từ những cuộc hành quân chinh phục các bậc thang thủy điện trên dòng Đà Giang?

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Trên bậc thang sông Đà, có 5 thủy điện lớn, nhỏ - Bộ đội Trường Sơn đều tham gia. Như đã nói, chúng tôi có mặt ở thủy điện Hòa Bình sau giải phóng cho đến những công trình có công suất lên tới hàng nghìn MW (Sơn La, Lai Châu) tới Bản Chát, Huội Quảng và bây giờ là Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng, khởi công đầu năm 2021.

Từ chỗ chưa có nhiều kinh nghiệm cho tới những công trình lớn như Sơn La, Lai Châu và hiện nay là gói thầu xây lắp trị giá hơn 3.100 tỷ ở Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đã trở thành tổng thầu. Thực tế này đã dần chứng minh cho các chủ đầu tư trong ngành Điện thấy rằng, việc trao thầu thi công các dự án trọng điểm của EVN cho Binh đoàn 12/Tổng công ty Trường Sơn là đúng đắn, bởi nó thể hiện qua chất lượng, tiến độ công trình, và quan trọng hơn là lợi thế về tính kỷ luật luôn có trong mỗi người lính thợ Trường Sơn khi tham gia chinh phục các dòng sông Đà, Sê San, Krông Nô, Srepôk…

Tôi nói thêm về Thủy điện Hòa Bình mở rộng để thấy rõ “chất lính” trên công trường. Vào năm 2021, khi dự án vừa khởi công, các nhà thầu trong đó có Trường Sơn bị tác động rất mạnh do “bão giá” - giá sắt thép, giá nhiên liệu “nhảy múa”, dịch bệnh Covid-19 ập tới, và tiếp đó xảy ra sạt trượt khu vực thi công hố móng khiến công trình phải “phanh” lại tới 10 tháng…

Thủy điện Hòa Bình không chỉ là cứ liệu để viết những trang sử của Bộ đội Trường Sơn năm xưa mà là tiền đề quan trọng để phát triển một ngành nghề quan trọng đối với "Tổng" Trường Sơn hôm nay, đó là kinh nghiệm thi công các công trình thủy,Tư lệnh Binh đoàn 12

Khó khăn đến từ nhiều phía như vậy nếu không có giải pháp quản trị, thi công khoa học, điều hành nhân lực, xe máy hợp lý để tiết giảm chi phí thì khó mà “chống đỡ” được.

Trường Sơn đã vượt qua khó khăn này bằng những cuộc phát động phòng trào đột kích, thi đua. Bản thân chúng tôi - Thủ trưởng của Bộ Tư lệnh Binh đoàn có thời điểm phải có mặt để cùng làm, cùng ăn những bữa cơm công trường với anh em cán bộ chiến sĩ nhằm khích lệ tinh thần hăng say lao động, vì mục tiêu đạt và vượt tiến độ thi công của năm 2023 ở một số hạng mục như: hố móng nhà máy, kênh xả, cửa nhận nước...

Có thể nói, những khó khăn thử thách mà Bộ đội Trường Sơn đối mặt và đã vượt qua ở nhiều công trường, nhiều thời điểm trong suốt hơn 40 năm qua đã giúp chúng tôi trưởng thành hơn, làm đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Trường Sơn trong thời bình, thời kỳ đổi mới.

Ngoài việc chinh phục sông Đà, Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn còn thi công Thủy điện Yaly mở rộng ở Tây Nguyên

Ngoài việc chinh phục sông Đà, Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn còn thi công Thủy điện Yaly mở rộng ở Tây Nguyên

Xây dựng kinh tế với tinh thần quyết thắng!

- Trên thị trường xây lắp, sức mạnh của người lính và truyền thống của Bộ đội Trường Sơn hẳn là một lợi thế cạnh tranh của nhà thầu Trường Sơn khi tham gia đấu thầu các công trình thủy lợi, thủy điện, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Chúng tôi xuất thân là những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nhưng trong thời bình thì phải tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế với tinh thần quyết thắng. Tuy nhiên, trên thị trường xây lắp thì phải rõ ràng, phải có thực lực, phải bình đẳng, đúng pháp luật. Ai đảm ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính khi tham gia đấu thầu xây lắp thị được chọn, và Trường Sơn cũng không phải là ngoại lệ.

Nhưng cũng thẳng thắn nói rằng, những trang sử vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn năm xưa đã cho chúng tôi một điểm tựa, một thương hiệu vô giá! Thực tế, khi nhắc tới Trường Sơn, các chủ đầu tư trong ngành Thủy lợi, ngành Điện lực đều có một niềm tin nhất định, vì đầu tiên họ sẽ nghĩ tới tính kỷ luật, sự quyết tâm của bộ đội trong lao động, sản xuất.

Kỷ luật và khả năng dân vận của bộ đội ở những địa bàn đóng quân đã giúp cho Trường Sơn giải quyết nhanh, gọn những việc khó liên quan giải phóng mặt bằng khi thi công xây lắp hay lúc cần điều quân đẩy nhanh tiến độ.

Ngoài những công trình thủy điện đã thi công, khắp từ Bắc chí Nam đều có dấu ấn của Bộ đội Trường Sơn trên các công trình thủy lợi lớn do Bộ NN&PTNT, các địa phương làm chủ đầu tư, như hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình), hồ chứa nước Ngàn Trươi (Hà Tĩnh), đập ngăn mặn sông Hiếu (Quảng Trị), hồ chứa nước Ea H leo, hồ chứa nước Krông Pách thượng (Đắk, Lắk)…

Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 động viên cán bộ, chiến sĩ, người lao động trên công trường

Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 động viên cán bộ, chiến sĩ, người lao động trên công trường

- Thưa Thiếu tướng, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Binh đoàn 12 đã vận dụng chủ trương này như thế nào để vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của một đơn vị dự bị công binh - cầu đường chiến lược của Bộ Quốc phòng?

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Không chỉ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, Binh đoàn 12 còn thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Binh đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn kiện chiến đấu, kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên sát với các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trạng thái quốc phòng; duy trì nghiêm nề nếp công tác huấn luyện quân sự cho các đối tượng. Đồng thời, chủ động xây dựng các phương án bổ sung vật chất hậu cần, trang bị kỹ thuật,... cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khi cần thiết.

Binh đoàn 12 yêu cầu các cơ quan, đơn vị thành viên gắn điều chỉnh tổ chức, lực lượng sản xuất với sắp xếp, kiện toàn biên chế, xây dựng các lữ đoàn công binh dự bị động viên, đơn vị cứu nạn, đáp ứng nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khi có tình huống. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng, hoàn chỉnh khung thường trực các lữ đoàn dự bị động viên; triển khai công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, thao trường, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên… sẵn sàng tổ chức huấn luyện quân nhân dự bị khi có kế hoạch của trên.

Binh đoàn 12 cũng gắn sản xuất, kinh doanh với xây dựng địa bàn; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện công tác dân vận, hậu phương Quân đội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo; xây dựng cơ sở chính trị địa phương nơi đóng quân và nơi triển khai các dự án, qua đó góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh trên các địa bàn chiến lược, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

- Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!

Không chỉ thi công Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu trên dòng Đà Giang kỳ vĩ , Binh Đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn còn tham gia chinh phục những dòng sông lớn ở đại ngàn Tây Nguyên xây dựng nên các Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srêpôk 3, Ialy mở rộng… đem dòng điện sáng về cho đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…