Từ lá thư của cô học sinh lớp 6, nhiều trường cam kết không thả bóng bay trong lễ khai giảng

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Thời gian gần đây, bức thư của Nguyệt Linh - học sinh lớp 6 trường Marie Curie, Hà Nội - gửi thầy/cô hiệu trưởng của 40 trường ở Hà Nội, đã được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ. Đặc biệt, lời đề nghị không thả bóng bay trong lễ khai giảng của nữ sinh đã lan tỏa nhanh chóng, nhiều trường đã cam kết mùa khai giảng tới đây sẽ không thả bóng bay.

Trong bức thư viết ngày 24/7 của mình, Nguyệt Linh viết: Em tìm hiểu và biết bóng bay làm bằng nylon, tức là từ nhựa. Khi thả bóng lên trời, chim và các loài động vật khác có thể nuốt vào, chặn đường ruột đến chết đói.

"Bóng bay rơi xuống đất hoặc biển, các chú rùa, loài sinh vật nhầm giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng cũng có thể khiến chúng mắc kẹt và chết", trích thư của Nguyệt Linh. Từ đó, cô học sinh đề xuất: "Trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay được không ạ?". Cảm động hơn, bức thư có câu “Thả bóng bay lên trời: bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển”.

Nhận được bức thư của học trò, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie vô cùng xúc động. Theo thầy Khang, đây là ý tưởng trong sáng, có ý nghĩa trước thềm năm học mới và mong ý tưởng này sẽ được nhiều người ủng hộ.

Theo Vietnamnet thầy Khang viết trong thư hồi đáp: "Thầy sẽ đặt tên cho Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 là “Lễ khai giảng Nguyệt Linh” để ghi nhận ý kiến tuyệt vời của con".

Chia sẻ với Zing, mẹ của Nguyệt Linh cho hay sau 3 ngày gửi thư cho 40 trường ở Hà Nội, Linh nhận được 5 email phản hồi hứa sẽ hạn chế hoặc không thả bóng bay lên trời, thư đến từ các trường Marie Curie, Pascal, Bill Gates, Việt Úc, Jean Piaget. Ngoài ra, rất nhiều trường học khác đồng tình, cảm ơn ý tưởng của Nguyệt Linh.

Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, bày tỏ trên trang cá nhân: "Thầy xin lỗi đã thiếu hiểu biết khi khai giảng nào cũng thả thật nhiều bóng bay để gửi gắm những điều ước tốt đẹp mà vô tình lại đem đến những ảnh hưởng xấu đến môi trường và đôi khi còn nguy hại đến tính mạng của nhiều sinh vật. Cảm ơn con - một cô bé có những suy nghĩ và hành động đẹp. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện nào".

Tương tự, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn, bày tỏ dù không nhận được thư của Nguyệt Linh nhưng nhà trường hoàn toàn ủng hộ ý tưởng tốt đẹp trên. Năm học mới sắp tới, trường sẽ có một lễ khai giảng không bóng bay.  

Bất ngờ rằng, thông điệp của Linh đã lan tỏa đến nhiều trường học tại TP HCM. Chia sẻ với báo Lao Động,Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương - Phó trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho hay, trong buổi lễ khai giảng sắp tới, nhà trường sẽ không tổ chức thả bóng bay. 

Tương tự, bà Hà Thị Kim Sa - Hiệu trưởng trường THCS - THPT Hồng Hà (TP HCM) nói: "Trường Hồng Hà rất ủng hộ suy nghĩ của em Nguyệt Linh. Trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động khác giúp tăng ý nghĩa ngày khai giảng thay vì thả bóng bay. Dự kiến, chúng tôi tự làm những món quà để tặng nhau cùng các hoạt động khác, để khai giảng thực sự là một ngày đáng nhớ với học sinh". 

Được biết, ngoài các trường trên thì Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An và một số trường học khác trên địa bàn TP HCM cũng không thả bóng bay dịp khai giảng 5/9 sắp tới./.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...