Tứ Kỳ (Hải Dương): Cán bộ thôn ký thoả thuận giao sông lấy tiền

Nhánh sông chảy qua thôn Nhân Lý hiện nay đã bị thay đổi nhiều về hiện trạng do người dân đắp bờ, ngăn sông, lấn chiếm, san lấp đất để phục vụ nhu cầu sử dụng của mình.
Nhánh sông chảy qua thôn Nhân Lý hiện nay đã bị thay đổi nhiều về hiện trạng do người dân đắp bờ, ngăn sông, lấn chiếm, san lấp đất để phục vụ nhu cầu sử dụng của mình.
(PLVN) - Lấy lý do để tăng thu quỹ, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong thôn, cán bộ thôn Nhân Lý, xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã ký thoả thuận giao nhiều khúc sông cho người dân trong thôn sử dụng.

Thôn giao sông để tăng thu quỹ

Người dân thôn Nhân Lý (xã Tây Kỳ cũ, nay là xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ) phản ánh tới Báo Pháp luật Việt Nam cho biết, vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 ban lãnh đạo thôn thực hiện giao thầu một số đoạn sông trong thôn (thực chất là một nhánh sông chạy qua thôn Nhân Lý) cho trên 10 hộ dân để thả cá và làm kinh tế với thời gian giao thầu đến hết ngày 31/12/2021. Mục đích của việc giao thầu này là để tăng thu quỹ thôn, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong thôn.

Điển hình là đoạn sông từ cống nhà ông Minh đến đoạn sông nhà ông Yên, ông Ngà, anh Bộ (đoạn sông nhà anh này giáp với trạm bơm tưới tiêu của địa phương) làm ách tắc dòng chảy, gây lên tình trạng ô nhiễm môi trường khiến bà con xung quanh bức xúc.

Việc giao thầu các đoạn sông dẫn đến sông bị chia thành từng đoạn, đắp bờ ngăn cách, bèo tây phát triển kín sông làm ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng tới việc lưu thông, tưới tiêu nước của nhân dân trong thôn.

Việc giao thầu các đoạn sông dẫn đến sông bị chia thành từng đoạn, đắp bờ ngăn cách, bèo tây phát triển kín sông làm ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng tới việc lưu thông, tưới tiêu nước của nhân dân trong thôn.

Ông Nguyễn Hữu Giang, Bí thư chi bộ - Trưởng thôn Nhân Lý cho biết, tại kỳ họp HĐND xã nhiệm kỳ 2021 – 2026 ông đã đề nghị xem xét lại việc thực hiện các hợp đồng đấu thầu sông trên. Bởi các đoạn sông sau khi được đấu thầu, giao thầu hiện nay đều đã bị chia nhỏ, xây bờ kè chắc chắn còn cống lưu thông dòng chảy thì quá nhỏ; bèo, rác nhiều nên đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước, nhất là trong mùa mưa lũ.

Theo ông Giang, vấn đề này đã diễn ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng dẫn đến nhân dân rất bất bình.

Ông Giang cũng giải thích về việc cuối tháng 4/2023 vừa qua, chính ông vẫn cùng với ban lãnh đạo thôn Nhân Lý; đại biểu Hội đồng nhân dân xã; Thanh tra nhân dân xã tiếp tục đứng ra tái ký thoả thuận với các hộ dân để quản lý sử dụng vệ sinh môi trường sông ngòi - thôn Nhân Lý. Tổng số tiền của đợt ký được trên 18 triệu đồng.

Một số đoạn sông sau khi được giao thầu đã bị người dân san lấp, đắp bờ, xây dựng nhà, lán...

Một số đoạn sông sau khi được giao thầu đã bị người dân san lấp, đắp bờ, xây dựng nhà, lán...

Theo ông Giang, việc này được thực hiện theo nghị quyết cuộc họp chi bộ thôn Nhân Lý. Hơn nữa khi thấy một số đại biểu Hội đồng nhân dân xã có ý kiến ủng hộ, đồng tình nên thôn đã làm theo.

“Mấy ngày qua, do có nhiều ý kiến phản ánh, thôn đã xem xét lại và nhận thức được việc thôn ký như vậy là không đúng thẩm quyền nên tôi đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND xã. Hiện thôn đang chờ phương hướng giải quyết, xử lý từ xã”, ông Giang cung cấp thêm.

Theo tìm hiểu, trước đó, khi còn là Trưởng thôn Nhân Lý, vào ngày 6/3/2007, ông Nguyễn Hà Mười cùng với ban lãnh đạo thôn ký biên bản hợp đồng đấu thầu đất trồng cây đoạn ven đê tại ngõ nhà ông Nguyễn Hữu Minh xuống cây đa Đồng Lơ (thôn Nhân Lý) phía bên ngoài bờ sông cho hộ ông Nguyễn Văn Thịnh để hộ ông này trồng cây lấy gỗ với thời hạn là 15 năm.

Căn cứ theo thời gian ghi trong biên bản hợp đồng được lập vào ngày 6/3/2007 đó, thời gian kết thúc sẽ là vào khoảng giữa năm 2022. Nhưng đến nay, biên bản hợp đồng đã được thanh lý hay gia hạn tiếp chưa, không một ai biết.

Vụ việc có được giải quyết triệt để?

Liên quan đến những bất cập về việc này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Chí Minh cho biết, xã đã nắm bắt được sự việc.

Ngày 26/7, UBND xã Chí Minh ra thông báo số 41/TB-UBND kết luận của Chủ tịch UBND xã tại buổi làm việc với cán bộ thôn Nhân Lý về sự việc.

Theo đó, vào tháng 4/2023, thôn đã tiến hành ký văn bản thoả thuận quản lý vệ sinh môi trường với 8 hộ sử dụng đất mặt nước thời hạn đến 30/12/2026 và đã thu tiền của 8 hộ với số tiền 13.280.000 đồng. Số tiền này đã được nộp vào quỹ thôn. Việc Trưởng thôn cùng cán bộ thôn Nhân Lý tổ chức ký kết văn bản với các hộ danh nghĩa là thoả thuận quản lý, sử dụng, vệ sinh môi trường sông ngòi ở thôn, đã thu tiền của các hộ. Bản chất của sự việc là cán bộ thôn đã giao thầu đất mặt nước cho các hộ sử dụng có thời hạn, thu tiền sử dụng... Việc làm này là trái với quy định của pháp luật vì thôn không có thẩm quyền giao thầu đất công ích.

Theo bản thông báo, UBND xã Chí Minh yêu cầu Trưởng thôn phải có trách nhiệm kiểm điểm trách nhiệm và chủ động làm việc với các hộ huỷ bỏ các văn bản đã ký kết và trả lại số tiền đã thu. Ngoài ra, Trưởng thôn phải yêu cầu các hộ phải bàn giao lại toàn bộ phần diện tích đất mặt nước như hiện trạng ban đầu; có kế hoạch tham mưu UBND xã để quản lý, sử dụng diện tích đất vào các mục tiêu thoát nước hoặc các mục đích khác theo quy định.

Ngày 8/8, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Giang, Bí thư chi bộ - Trưởng thôn Nhân Lý cho biết: thực hiện theo chỉ đạo của xã, thôn đã từng bước giải quyết vụ việc trên như: đã huỷ bỏ các thoả thuận đã ký kết với các hộ dân và trả lại toàn bộ số tiền thu được cho họ. Đồng thời, thôn cũng đề nghị xã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát các vi phạm tại các đoạn sông qua thôn Nhân Lý, từ đó có các biện pháp hỗ trợ giải toả các vi phạm đó để lưu thông dòng chảy, không gây ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, về phía UBND huyện Tứ Kỳ, ông Đào Văn Soái, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: "Việc thôn giao cho các hộ như vậy là không đúng quy định của pháp luật và cần phải chấn chỉnh, chấm dứt ngay".

Liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại các đoạn sông đã giao cho các hộ dân, ông Soái cho hay, qua báo cáo của xã, UBND huyện nắm được, hiện nay đang tồn tại các bờ ngăn các đoạn sông do các hộ đắp để thả cá đã có từ lâu, đang sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm và lâu năm. UBND xã Chí Minh đã thống nhất sau khi thực hiện thanh lý các đoạn sông này sẽ giao lại cho thôn Nhân Lý có phương án xem xét, giải toả các bờ đắp để thực hiện việc tiêu thoát nước và cảnh quan môi trường khu dân cư. Tuy nhiên, việc này cần có lộ trình, thời gian để giải quyết.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cũng nhấn mạnh: Đối với các cán bộ có liên quan, UBND xã Chí Minh dù đã yêu cầu Trưởng thôn Nhân Lý thực hiện kiểm điểm trước UBND xã về việc làm sai quy định của pháp luật. Các cán bộ là Đại biểu hội đồng nhân dân xã có ký tên vào các văn bản thoả thuận, UBND xã đã đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân xã kiểm điểm theo thẩm quyền. Nhưng nếu thấy cán bộ nào có dấu hiệu sai phạm thì sẽ vẫn tìm hiểu, xác minh rõ mức độ sai phạm để xử lý nghiêm theo quy định.

Ông Soái yêu cầu đến hết ngày 30/10, vụ việc này ở xã Chí Minh phải xử lý xong.

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thông tin./.

Đọc thêm

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.