Tự hào vị thế Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (nay là Tổng Bí thư) Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, duyệt đội danh dự trong chuyến thăm Trung Quốc, tháng 8/2024 (Ảnh: TTXVN).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (nay là Tổng Bí thư) Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, duyệt đội danh dự trong chuyến thăm Trung Quốc, tháng 8/2024 (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Năm 2024, theo Bộ Ngoại giao, trong gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước, nội dung kinh tế là một trong những trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất.

Đã cam kết là thực hiện

Trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các tập đoàn lớn trên thế giới luôn tìm kiếm những quốc gia có môi trường đầu tư thân thiện, ổn định, chiến lược phát triển bài bản. Tại các diễn đàn quốc tế và các cuộc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với những tập đoàn lớn trên thế giới, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn nhấn mạnh, Việt Nam luôn đón chào hỗ trợ các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tinh thần hợp tác, bình đẳng, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển”…

Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với Lãnh đạo Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) quốc tế có thể thấy rõ những cam kết quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam: Đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện, đã thực hiện là có kết quả... giúp Việt Nam thu hút được nguồn lực tài chính, còn khẳng định vị thế ngày càng mạnh mẽ của quốc gia trên trường quốc tế.

Theo Bộ Ngoại giao, trong gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước trong năm 2024, nội dung kinh tế đã trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất. Nổi bật là các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, UAE, Qatar, Saudi Arabia,

Hungary, Romania, Dominica...; thăm và làm việc tại Trung Quốc, Nga... Hơn 170 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết nhân dịp các hoạt động cấp cao.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, tháng 11/2024 (Ảnh: TTXVN).

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, tháng 11/2024 (Ảnh: TTXVN).

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam tiếp tục được mở rộng, nâng tầm, nâng cấp. Việt Nam đã thúc đẩy làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động với các thị trường lớn, các đối tác đầu tư chủ chốt, quan trọng, nhất là khu vực Đông Bắc Á, châu Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông… Hoạt động ngoại giao kinh tế, nhất là ngoại giao công nghệ, ngoại giao bán dẫn, đổi mới sáng tạo… được thúc đẩy với các đối tác chủ chốt, các tập đoàn lớn.

Cuối tháng 9/2024, tại New York, nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (nay là Tổng Bí thư) Tô Lâm khi dự một tọa đàm đã khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xem khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ bản của nền kinh tế, tác động tích cực đến cải cách, đổi mới thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng DN nói chung, DN FDI nói riêng, hoạt động kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.

Vào giữa tháng 11/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Chủ tịch nước Lương Cường cũng khẳng định, Việt Nam cam kết tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam. Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới với nhiều tiềm năng và sẽ tiếp tục thực hiện các cải cách quan trọng, tăng cường hội nhập quốc tế và thúc đẩy phát triển bền vững; không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng rõ ràng, minh bạch, ổn định, phù hợp với thông lệ quốc tế để thu hút đầu tư với 3 trụ cột chính: cải cách mở cửa sâu rộng; bảo vệ quyền lợi DN và phát triển các động lực kinh tế mới.

Điểm đến hấp dẫn bậc nhất với FDI

Những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tạo dựng được niềm tin trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, là chính sách mở cửa và cải cách mạnh mẽ từ thể chế, pháp luật. Còn có các yếu tố khung pháp lý thuận lợi, bảo đảm tính ổn định vĩ mô, cung cấp các gói hỗ trợ hấp dẫn, từ ưu đãi thuế, miễn giảm chi phí đầu tư, đến hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây chính là những yếu tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn lớn như Apple, Intel, Google, NVIDIA, Samsung, LG… đã đầu tư, mở rộng đầu tư, hợp tác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia tại Australia, tháng 3/2024 (Ảnh: TTXVN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia tại Australia, tháng 3/2024 (Ảnh: TTXVN).

Hầu hết các “đại bàng” trên thế giới đến Việt Nam “xây tổ” đều hài lòng, đánh giá Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với FDI. Xung lực hợp tác từ các chuyến thăm cấp cao được các Bộ, ngành, DN tận dụng hiệu quả. Nhiều thị trường mới được khai thác.

Đầu tháng 12/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn tại các cuộc tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn, đã khẳng định, QH Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các DN Singapore và sẽ tạo điều kiện về thủ tục, pháp lý đầu tư phát triển tại Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 8, QH khóa XV đã có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật, thông qua “1 luật sửa 4 luật về đầu tư”; “1 luật sửa 9 luật về tài chính”… nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.

“QH Việt Nam sẽ đồng hành, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và các tập đoàn nước ngoài hoạt động hiệu quả và thành công tại Việt Nam”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Nhờ những cam kết mạnh mẽ và chính sách đầu tư thông thoáng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong việc thu hút dòng vốn FDI. Năm 2024, Việt Nam thu hút được trên 38,23 tỷ USD vốn FDI. Việt Nam hiện có 42.002 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 502,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt gần 322,5 tỷ USD, tương đương 64,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Với những chính sách đúng đắn, môi trường đầu tư thuận lợi và sự hỗ trợ mạnh mẽ, Việt Nam trở thành một điểm sáng của kinh tế thế giới, là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư quốc tế.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ĐH Quốc gia TP HCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng ĐH Quốc gia TP HCM.
(PLVN) - Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đại học Quốc gia TP HCM. Thủ tướng nhấn mạnh, 30 năm qua, ĐH Quốc gia TP HCM đã không ngừng phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng, khẳng định vai trò là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của đất nước…

Khẩn trương đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - “Trong bối cảnh yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ ngày càng cấp thiết, những rào cản pháp lý cần được tháo gỡ, các luật và nghị quyết ban hành cần rõ ràng, tạo ra sự minh bạch và trật tự, từ đó huy động sự tham gia của toàn xã hội theo một chí hướng thống nhất”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong phiên thảo luận tổ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia
Ngày 22/2, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có Cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia họp triển khai Kết luận Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng

Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia họp triển khai Kết luận Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng
Chiều 22/2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại Kết luận của Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng.

Thực hiện 8 yêu cầu lớn để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Thực hiện 8 yêu cầu lớn để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

'Cần xác định rõ mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực'

'Cần xác định rõ mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực'
(PLVN) - Là một trong những chủ thể đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu, soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng của các dự án luật, pháp lệnh, Chính phủ ngày càng phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề này trước những yêu cầu ngày càng cao của kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Phước Thọ, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đã có cuộc trao đổi cùng Báo Pháp luật Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025
(PLVN) - Sáng 21/2, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2025. Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ và các đoàn thể Trung ương.

"Gặp gỡ đầu Xuân năm 2025"

Quang cảnh cuộc Gặp gỡ đầu xuân năm 2025
(PLVN) - Ngày 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chủ trì tổ chức Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Thủ tướng: Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá

Thủ tướng: Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
(PLVN) - Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tiếp Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây

Quang cảnh buổi tiếp
(PLVN) - Chiều 20/2, tại TP Hạ Long, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiếp ông Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới

Nhiều chính sách đặc thù sẽ được áp dụng cho việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do AI thực hiện).
(PLVN) - Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống chính trị được thiết lập và vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ ba: Đồng lòng chung sức xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Ngày 20/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ ba khóa X dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Bảo đảm tốt quân nhu, phòng, chống rét cho bộ đội

BĐBP và dân quân mặc ấm khi tuần tra giữa trời giá rét. (Ảnh: Phạm Khoa)
(PLVN) - Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía Bắc giảm sâu, có nơi xuống còn 1 - 2 độ C. Rét đậm, rét hại dự báo vẫn còn kéo dài, vì vậy, các cơ quan, đơn vị của Quân khu (QK) 1, 2, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho bộ đội; bảo vệ vật nuôi, cây trồng của đơn vị và người dân.

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân
(PLVN) -  Chỉ trong một thời gian rất ngắn, cùng với việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, ngành Công an đã khiến người dân cả nước khâm phục, kinh ngạc vì vừa thần tốc tinh gọn bộ máy, thậm chí bỏ một cấp là công an huyện; vừa chuẩn bị tiếp nhận thêm một khối lượng công việc rất lớn.