Tự hào mảnh đất anh hùng xứ Lạng

Lịch sử tự hào của Lạng Sơn đang được phát huy bằng những thành tựu kinh tế
Lịch sử tự hào của Lạng Sơn đang được phát huy bằng những thành tựu kinh tế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2021, tỉnh Lạng Sơn đánh dấu mốc tròn 190 năm Ngày thành lập (04/11/1831 - 04/11/2021). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử từ chiến tranh đến hòa bình, xây dựng đất nước, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng, nâng tầm vị thế của một tỉnh biên giới trong quá trình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Bề dày lịch sử đáng tự hào

Lạng Sơn là một trong những tỉnh có bề dày lịch sử phát triển đáng tự hào trong số 63 tỉnh, thành của cả nước. Đóng vai trò cửa ngõ của Tổ quốc, nơi có ải Phia Lũy, Chi Lăng kiên cường và những người con Xứ Lạng anh dũng đã đánh bại các cuộc xâm lăng của kẻ thù, giữ yên bờ cõi, từ thời kháng chiến chống quân Tống xâm lược Thế kỷ XI, đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông và đến kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Truyền thống đấu tranh yêu nước chống giặc ngoại xâm trải qua nhiều thế hệ đã nuôi dưỡng sức mạnh, tạo nên khí phách bất khuất cho người dân xứ Lạng.

Năm 1933, Chi Bộ Đảng đầu tiên đã ra đời tại Lạng Sơn, cũng trong giai đoạn từ 1933 -1940 nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đã diễn ra sôi nổi tại Lạng Sơn. Trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, quần chúng cách mạng trên địa bàn tỉnh cũng nổi dậy giành chính quyền.

Cuộc kháng chiến chống Pháp (từ 1946 – 1954), quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã anh dũng bước vào những trận chiến đấu mới chống quân thù, đánh bại hoàn toàn quân địch. Đến tháng 10/1950 địch rút khỏi hoàn toàn lực lượng tại các địa phận trên địa bàn tỉnh, chấm dứt sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên đất Lạng Sơn.

Trong giai đoạn 1966 – 1972, tỉnh vừa củng cố, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiến hành chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1976, hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng đến tháng 12/1978, tỉnh Cao Lạng lại tách ra thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Sinh thời, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh: “Những thành tựu to lớn, toàn diện mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đạt được trong thời gian qua là rất đáng tự hào, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực phấn đấu vươn lên “cùng cả nước và vì cả nước”, đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao, tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý”.

Xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển trên mọi lĩnh vực

Trong thời kỳ xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, huy động các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển trên các lĩnh vực.

Lạng Sơn được đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời bình. Sau khi độc lập, Lạng Sơn đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục ổn định đời sống, sản xuất, đồng thời tích cực xây dựng thế trận phòng thủ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã giành được những thành tựu nổi bật quan trọng: Kinh tế liên tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng đạt khá cao; GDP bình quân tăng hàng năm 7,53%; tỷ trọng các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Cơ sở vật chất của Lạng Sơn đang ngày càng được nâng cấp, hoàn thiệnCơ sở vật chất của Lạng Sơn đang ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện

Trong giai đoạn từ 2015 – 2020: GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015); toàn tỉnh đã có 65/181 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có gần 3.000 doanh nghiệp của cả nước thường xuyên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn bình quân hằng năm tăng 6,1%; tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 82% tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%; bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng, có hiệu quả, năng lực hội nhập quốc tế được nâng lên.

Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, chất lượng giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ rõ nét. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 145/200 xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã, đạt 72,6%, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%; năm 2020 có 77% hộ gia đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 78% thôn, bản, khu phố đạt danh hiệu văn hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất là đồng bào vùng cao, vùng biên giới ngày càng được cải thiện.

Là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc, đồng thời có 2 cửa khẩu lớn là Tân Thanh và Hữu Nghị, Lạng Sơn có nhiều tiềm năng và cơ hội để tạo đà cho nền kinh tế có bước phát triển nhảy vọt. Bất chấp những khó khăn của dịch bệnh COVID-19, Lạng Sơn tiếp tục đưa ra nhiều chính sách, phương án xúc tiến đầu tư phù hợp với tình hình thực tế để thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh. Việc tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các bất cập, vướng mắc; tạo sự gắn kết hơn nữa giữa chính quyền và doanh nghiệp FDI tại địa phương đã thúc đẩy đáng kể các doanh nghiệp đầu tư vào Lạng Sơn.

Kinh tế cửa khẩu giúp Lạng Sơn “cất cánh”

Kinh tế cửa khẩu giúp Lạng Sơn “cất cánh”

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số, Lạng Sơn đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm số hóa toàn diện các lĩnh vực của tỉnh nhằm tạo ra khả năng phát triển nhảy vọt thời gian tới. Riêng trong năm 2021, tỉnh đã triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, hoàn thành trước thời hạn 7 tháng so với yêu cầu đề ra, Lạng Sơn là một trong 3 tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thành sớm mục tiêu này. Cổng dịch vụ công có 228 cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã sử dụng, cung cấp 1.760 dịch vụ công trực tuyến.

Đồng thời, tỉnh cũng triển khai thí điểm cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh. Triển khai sử dụng nền tảng số dùng chung cho công tác quản lý dạy và học cho 301 trường. Hoàn thành chỉ tiêu 100% các trường học sử dụng nền tảng số, công nghệ số trong công tác quản lý dạy và học, về đích trước 4 năm chỉ tiêu đề ra.

Có thể thấy, với truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần đoàn kết, trong suốt thời kỳ đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội, Lạng Sơn đã có những bước chuyển dịch tích cực, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển. Trước thềm năm mới 2022, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra để xây dựng Lạng Sơn thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng, an ninh.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.