Tự điều trị ung thư bằng thuốc nam, người đàn ông suýt mất khả năng ăn uống

Hình ảnh di căn gan trước và sau điều trị (Ảnh: BVCC)
Hình ảnh di căn gan trước và sau điều trị (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân sút gần chục cân, suýt mất khả năng ăn uống do tự điều trị ung thư bằng thuốc nam tại nhà.

Bệnh nhân là ông N.V.M, 55 tuổi, trú tại Phú Xuyên - Hà Nội đang điều trị tại Khoa Nội II – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nuốt nghẹn gần như hoàn toàn, cơ thể gầy sút, phải mở thông dạ dày để ăn qua sonde.

Ông M. cho biết, mình phát hiện mắc ung thư thực quản vào tháng 9/2019, triệu chứng lúc đó chỉ có nuốt nghẹn ít, chưa có dấu hiệu di căn.

Do tâm lý sợ bệnh viện nên thay vì nhập viện điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ông M. về nhà uống thuốc nam và một số loại thực phẩm chức năng theo lời mách bảo của nhiều người, song bệnh tình ngày một nặng thêm khiến anh gần như không ăn uống được gì.

Sức khỏe yếu, anh phải nghỉ công việc phụ hồ. Chỉ trong thời gian ngắn, đến tháng 1/2020, ông M. đã sút gần chục cân, đứng còn không vững. Đến lúc này gia đình mới động viên được ông đi viện chữa bệnh.

Tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, các kết quả cận lâm sàng cho thấy dày thành thực quản 1/3 dưới tạo khối kích thước 5x2.5cm, thâm nhiễm mỡ xung quanh, có nhiều hạch quanh tổn thương, kích thước hạch lớn nhất 2 cm.

Đáng nói, ung thư đã di căn gan với ổ lớn nhất đường kính 3 cm. Tại giai đoạn này, các biện pháp điều trị tại chỗ, tại vùng không còn khả thi. Bệnh nhân được chỉ định điều trị hóa chất toàn thân.

Tự điều trị ung thư bằng thuốc nam, người đàn ông suýt mất khả năng ăn uống ảnh 1

 Ông M. tăng cân và ăn uống tốt hơn nhiều sau 4 chu kỳ hóa chất (Ảnh: BVCC)

Sau chu kỳ đầu tiên, bệnh nhân đáp ứng thuốc và đã có thể nuốt thức ăn. Kết thúc 4 lần truyền, bệnh nhân ăn tốt, tăng cân, đáng mừng hơn là kết quả xét nghiệm không còn thấy tổn thương di căn gan.

Ông M. tâm sự: “Trước khi nhập viện tôi còn tưởng mình sắp chết rồi, mới điều trị mấy đợt thôi mà giờ đã thấy khỏe hơn nhiều lắm. Tôi thấy thật hối hận khi không đi viện chữa ngay từ khi mới phát hiện bệnh”.

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân ung thư thực quản nếu được phát hiện sớm khi chỉ có tổn thương tại chỗ sẽ có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật hoặc xạ trị, tiên lượng khả quan.

Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn, ung thư di căn xa thì phải tiến hành điều trị toàn thân và tiên lượng cũng xấu hơn. Vì vậy, người dân khi thấy có triệu chứng: nuốt đau, nuốt khó, gầy sút cân nhiều, đau họng hoặc lưng, ho kéo dài, nôn, ho ra máu cần đi khám chuyên khoa ung bướu và khi phát hiện bệnh cần điều trị sớm tại cơ sở uy tín, không nên đợi bệnh trở nên nghiêm trọng mới đến viện khiến quá trình chữa trị kéo dài, nặng nề, tốn kém.

Đọc thêm

Người mất ngủ dễ mắc trầm cảm

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) - Trên 50% người bệnh đến khám tại Viện có vấn đề rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc lo âu và ngược lại. Người mất ngủ có nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần so với người không mất ngủ…

Kháng thuốc - nỗi lo của cả cộng đồng

Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân gây kháng thuốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Được dự đoán sẽ khiến nhiều người tử vong hơn cả ung thư vào năm 2050, kháng thuốc hay kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với sức khỏe cộng đồng.

Báo động tình trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa: petrotimes
(PLVN) - Giới trẻ hiện nay ngày càng có suy nghĩ cởi mở hơn trong tình yêu và tình dục, nhiều người quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, để lại “hậu quả” ngoài ý muốn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai , trong số đó có tới 60-70% là ở độ tuổi học sinh, sinh viên...

Tuần lễ 'Làm mẹ an toàn 2023': Vì những bà mẹ mạnh khỏe

Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLVN) - Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số và hầu hết các dân tộc đều sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện đời sống khó khăn, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận chăm sóc y tế. Do đó, việc bảo đảm tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn.