Từ chuyện Grab,Uber, lo ngại “tái độc quyền”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Để tránh tình trạng thị trường rơi lại vào cảnh “độc quyền”, nếu không tăng thêm điều kiện đối với Uber, Grab, thì ít nhất Nhà nước nên giảm bớt ràng buộc, cởi trói cho taxi truyền thống, chấm dứt tình trạng “bảo hộ ngược”…

Từ câu chuyện quản lý cạnh tranh trên thị trường viễn thông...

Thị trường viễn thông Việt Nam được coi là đã phá bỏ thế độc quyền thành công khi hai mươi  năm trước (1997), Tổng cục Bưu điện đã ký cùng lúc 4 giấy phép cho phép VNPT (VDC), FPT, NetNam - Saigon Net và Viettel cùng được cung cấp dịch vụ Internet. 

Sau đó, Viettel- bằng chiến lược giá cước rẻ cùng với khá nhiều ưu đãi, tạo điều kiện từ cơ quan quản lý dành cho nhà mạng nhỏ thời kỳ đầu đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Nhà mạng này vươn lên trở thành nhà cung cấp số 1 về thị phần thuê bao di động 2G, 3G tại Việt Nam với 46,7%.  Các nhà mạng còn lại đều chiếm thị phần dưới 30%.

Sở hữu mức thị phần vượt xa ngưỡng 30%, theo Luật Cạnh tranh, kể từ tháng 6/2015 đến nay, Viettel trở thành nhà mạng duy nhất nằm trong nhóm Doanh nghiệp thống lĩnh thị trường viễn thông. 

Cũng kể từ đó đến nay, rất nhiều lần Viettel đã đề xuất với Bộ Thông tin & Truyền thông về việc được đưa ra khỏi danh sách nói trên, với lý do các nhà mạng cần được đối xử như nhau để đảm bảo cạnh tranh, không phân biệt lớn, nhỏ. Tuy nhiên, luận điểm này không được cơ quan chức năng quản lý lĩnh vực viễn thông chấp nhận, bởi Luật Cạnh tranh đã quy định rõ: doanh nghiệp có vị thế thống lĩnh cần phải chịu nhiều sự ràng buộc, kiểm soát về mặt quản lý Nhà nước hơn để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, công bằng cho các nhà mạng nhỏ hơn, tránh tình trạng chèn ép đối thủ, thị trường rơi lại vào cảnh tái độc quyền. 

...tới sự giằng co taxi truyền thống – taxi công nghệ

Theo như cảnh báo của các chuyên gia, “kịch bản” trên rất có thể sẽ xảy ra trong cuộc chiến giữa các ứng dụng taxi công nghệ như Grab/Uber với taxi truyền thống- vấn đề đang “nóng” hiện nay 

Chỉ trong một thời gian ngắn, Uber, Grab đã phá vỡ thế độc quyền của các hãng taxi truyền thống tại Việt Nam. Dù chưa có số liệu chính thức, nhưng số xe chạy Uber, Grab tại một số thành phố lớn hiện ước nhiều hơn lượng taxi truyền thống ở cả Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, Uber, Grab sẵn sàng áp dụng mức cước rẻ, kết hợp với những khoản trợ giá hào phóng dành cho tài xế để vừa thu hút hành khách, vừa mở rộng thị phần. 

Nhưng liệu mức cước siêu hời của taxi công nghệ có thể kéo dài mãi? Từ tham khảo câu chuyện taxi Uber/Didi tại Trung Quốc bị ghẻ lạnh sau khi chiếm được ưu thế trên thị trường đã đẩy giá lên cao đồng thời có thể cảnh báo rằng, một mô hình kinh doanh khá quen thuộc trên thế giới là, sau khi hạ đối thủ, thâu tóm thị trường, doanh nghiệp thống lĩnh sẽ tăng giá dịch vụ để bù lỗ cho thời gian trước đó, và tình trạng “tái độc quyền” xảy ra. 

Trở lại câu chuyện Việt Nam, việc các hãng taxi truyền thống thua kém đối thủ về nhiều mặt như công nghệ, chất lượng dịch vụ, giá cước, cộng thêm những điểm bất cập của chính sách quản lý hiện tại khiến cho họ không thể cạnh tranh nổi với Grab/Uber. Nguy cơ taxi truyền thống bị đẩy tới chỗ phá sản, đóng cửa hoặc bị chính Uber/Grab thâu tóm là hiện hữu, nếu như cơ quan quản lý không kịp thời điều chỉnh chính sách. 

Đóng hay mở?

Nhưng, nên thay đổi chính sách như thế nào để đảm bảo không vi phạm các hiệp ước quốc tế mà vẫn chống được độc quyền tại Việt Nam?

Độc quyền là một trường hợp đặc biệt của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Khống chế thị phần, áp dụng pháp luật, chính sách, điều kiện kinh doanh bình đẳng, tạo ra một sân chơi bình đẳng, tránh bảo hộ ngược…. là những biện pháp để thúc đẩy thị trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển.

Với những dịch vụ xuyên biên giới mới, sử dụng công nghệ mới như Uber, Grab, Facebook, Google… thì ứng xử như thế nào là một vấn đề không hề đơn giản.

Đối với dịch vụ taxi thế hệ mới như Uber, Grab, trên thế giới đang chia thành 3 hướng ứng xử: cấm hoạt động (Thái Lan, Bỉ, Ấn Độ, London, Pháp, Ý, Bắc Âu…), cho phép hoạt động, nhưng buộc phải nằm trong khuôn khổ pháp lý như một dịch vụ taxi bình thường (một số thành phố ở Mỹ, Úc, Canada…), hoặc cho phép Uber hoạt động với tư cách là một dịch vụ kiểu mới, khác với taxi truyền thống (một số bang tại Mỹ như Pennsylvania, North Carolina…). 

Theo một số luật sư, nếu không tăng thêm điều kiện cho Uber, Grab, thì ít nhất Nhà nước nên giảm bớt ràng buộc, cởi trói cho taxi truyền thống, chấm dứt tình trạng bảo hộ ngược…

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long

(PLVN) - Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (CVĐ) tại Vĩnh Long đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tuyên truyền vận động người dân và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam đã nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm nội địa và tạo dựng thói quen tiêu dùng trong nước.

Đọc thêm

Cẩn trọng với mỹ phẩm “chính hãng”, siêu rẻ trên mạng

Phòng trưng bày nhận diện các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. (Nguồn: QLTT)
(PLVN) - Thị trường mỹ phẩm online đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của hàng loạt cá nhân và tổ chức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Bên cạnh những nhà nhập khẩu chính thống, không ít kẻ lợi dụng “lỗ hổng” trong quản lý để buôn bán hàng lậu, hàng giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Giai đoạn 2040 - 2050, công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt quy mô trên 100 tỷ USD/năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: istock)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Trong đó, đặt ra mục tiêu quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2040 - 2050.

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

(PLVN) - Không gian mạng xã hội hiện tràn lan những hội nhóm quảng cáo, rao bán trang phục, phụ kiện ngành Công an. Thực trạng này khiến nhiều người băn khoăn, khi từng có không ít đối tượng xấu sử dụng trang phục này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...

Tăng 15 bậc, Việt Nam vào nhóm ‘rất cao’ của Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024

Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024 của Liên hợp quốc. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức Rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc vào năm 2003.

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

Về Gia Lai thưởng thức cà phê
(PLVN) -  Buổi sáng của Pleiku, tiết trời se se, còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi trong quán nhỏ, nghe từng cơn gió nhè nhẹ phả vào da thịt những làn hơi lành lạnh. Nhấp một ngụm cà phê nguyên chất, nghe hương cà phê bịn rịn nơi đầu lưỡi mới hiểu tại sao những ly cà phê lại cứ nhấp nhánh trong những vần thơ đến vậy.

Ngày mai, giá xăng trong nước ra sao?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều trong kỳ điều hành ngày mai. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.

Ford giới thiệu tính năng Karaoke trên xe hơi tại Mỹ

Ford giới thiệu tính năng Karaoke trên xe hơi tại Mỹ
(PLVN) - Sau nhiều năm các hãng xe Trung Quốc tiên phong trong việc tích hợp hệ thống karaoke trên xe hơi, Ford cuối cùng cũng mang công nghệ giải trí này đến thị trường Mỹ với ứng dụng Stingray Karaoke, bắt đầu từ mẫu xe điện F-150 Lightning.

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc
(PLVN) - Trung Quốc vừa đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển máy in thạch bản tia cực tím sâu (DUV) nội địa. Đây là một cột mốc quan trọng, cho thấy nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ chip nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.