Từ chiến lược đến… mét vuông nhà ở

Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) đang lấy ý kiến cho Dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Những con số được đưa ra, vừa đáng mơ ước vừa mang lại nhiều nghi ngại.

Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) đang lấy ý kiến cho Dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Những con số được đưa ra, vừa đáng mơ ước vừa mang lại nhiều nghi ngại.

Không có khả năng tạo lập chỗ ở cho mình

Tính trong 10 năm vừa qua (từ 2000 đến 2009), cả nước đã phát triển được thêm khoảng  706 triệu m2, trong đó diện tích phát triển nhà ở theo dự án đạt khoảng hơn 85 triệu m2, nhà ở do nhân dân tự xây dựng đạt khoảng 621 triệu m2, bình quân mỗi năm xây dựng được hơn 70 triệu m2.

Trong cả nước có hơn 2.500 dự án nhà ở đã và đang được triển khai thực hiện, trong đó có nhiều dự án nhà ở hiện đại, thu hút được đông đảo người dân có nhu cầu đến ở như dự án khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Ciputra…

bds.jpg

Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở cũng đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề vướng mắc, tồn tại cần phải khắc phục.

Theo dự thảo này, với cơ cấu tiền nhà ở tính trong tiền lương mới đạt từ 8 - 10%, trong khi giá cả ngày càng tăng cao, chi phí cho nhà ở ngày càng lớn so với mức tiền lương thực tế được chi trả, trong khi đó đã nhiều năm không bố trí vốn để đầu tư phát triển nhà ở, nên những người hưởng lương từ ngân sách không có khả năng tạo lập chỗ ở cho mình, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Chính sách phát triển nhà ở cho người dân cũng mới chỉ ưu đãi cho từng dự án, thông qua các doanh nghiệp kinh doanh nhà mà chưa trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chú trọng nhiều đến việc phát triển nhà ở thương mại, thu hồi vốn nhanh mà chưa quan tâm đến phát triển nhà ở cho những người có thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở. Hiện nay cũng chưa có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở để cho thuê cũng như tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân từ "sở hữu nhà" chuyển sang  hình thức "thuê nhà" để ở như đã được hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Từ kỳ vọng đến thực tế

Bộ Xây dựng cho rằng, mặc dù thị trường bấtt động sản phát triển tương đối nhanh nhưng lại chưa bền vững, thông tin về thị trường còn thiếu và chưa minh bạch, các giao dịch chưa bảo đảm tính công khai, vai trò quản lý của Nhà nước chưa đạt yêu cầu đề ra, hoạt động của thị trường chưa chuyên nghiệp, cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn đến gây nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư, những người mua nhà ở.

Hiện nay cũng chưa có chính sách để điều tiết thị trường nhà ở nhằm bảo đảm cho thị trường nhà ở phát triển cân bằng, đặc biệt là điều tiết về giá cả, các phân khúc nhà ở, các loại nhà ở và quản lý chặt chẽ hoạt động môi giới, sàn giao dịch bất động sản nên người có nhu cầu thực sự về chỗ ở thì không có khả năng tạo lập nhà ở, trong khi những người tham gia đầu tư thì lại có điều kiện thực hiện đầu tư làm cho giá nhà ở quá cao vì...

Theo mục tiêu đề ra trong dự thảo,  đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt mức 21,5 m2 sàn/người, trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 26 m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 18,8 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố toàn quốc đạt 62,5%, trong đó đô thị đạt 65%, nông thôn đạt 60%. 50% công nhân KCN được thuê nhà ở trong các dự án nhà ở dành cho công nhân.

Đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt 25m2 sàn/người, trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 29m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 21m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố toàn quốc đạt 75%, trong đó đô thị đạt trên 80%, nông thôn đạt 70%.

Tầm nhìn đến năm 2030 đảm bảo diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt  mức 30m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà có chất lượng xây dựng và tiện nghi cao đạt trên 80%.

Những con số trên thể hiện quyết tâm của cơ quan quản lý, nhưng theo khảo sát của chúng tôi, có vẻ như người dân không mấy quan tâm. Điều mà những người đang có nhu cầu về nhà ở mong muốn,  đó là sang năm 2011, thị trường bất động sản sẽ điều chỉnh về một mức giá “hợp lý”, để sớm có thể tiếp cận một căn hộ, dù chỉ “hộp diêm”...

Việt Hưng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.