Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 1: Văn hóa - “mạch” xuyên suốt trong “Bộ tứ trụ cột” phát triển quốc gia

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 18/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 18/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, Đảng ta đã ban hành bốn nghị quyết chiến lược - Nghị quyết số 57, 59, 66 và 68 - tạo thành “Bộ tứ trụ cột” cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nếu đây là bốn trụ đỡ tái cấu trúc các động lực tăng trưởng, thì văn hóa chính là “mạch” xuyên suốt, kết nối các chính sách với con người, tạo nên chiều sâu bền vững cho tiến trình hiện đại hóa. Văn hóa không đứng ngoài, mà hiện diện trong từng trụ cột phát triển.

Lời tòa soạn: Văn hóa góp phần định hình giá trị tinh thần và chuẩn mực trong kinh tế, pháp luật, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, từ đó tạo nên sự hài hòa, bền vững trong phát triển. Ngược lại, “Bộ tứ trụ cột” cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển đa chiều của văn hóa, mở rộng không gian sáng tạo, đổi mới và hội nhập sâu rộng hơn. Khi văn hóa được coi trọng và tích hợp đồng bộ trong những trụ cột này sẽ không chỉ nâng cao sức mạnh nội sinh của đất nước mà còn tạo điều kiện để văn hóa Việt Nam lan tỏa mạnh mẽ, góp phần xây dựng một xã hội phát triển toàn diện, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.

Yêu cầu phát huy văn hóa trong mỗi trụ cột

Trong dòng chảy phát triển của đất nước, Đảng ta đã và đang xác lập một kiến trúc chiến lược phát triển quốc gia toàn diện, hiện đại, bắt nhịp với xu thế của thời đại. Bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị được ban hành gồm Nghị quyết số 57, 59, 66 và 68 - không chỉ thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ mà còn khẳng định quyết tâm kiến tạo những nền tảng đột phá cho sự nghiệp phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm gọi đây là “Bộ tứ trụ cột” gồm: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân.

Bốn nghị quyết - bốn trụ cột - là một chỉnh thể phát triển, phản ánh rõ tầm nhìn chiến lược của Đảng trong việc tổ chức lại các động lực then chốt của tăng trưởng, gắn với yêu cầu hiện đại hóa thể chế, khơi thông nguồn lực xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nội dung các nghị quyết cho thấy: văn hóa không đứng ngoài các trụ cột, càng không thể phát triển nếu thiếu đi các trụ cột quan trọng ấy. Đồng thời, chính văn hóa là “mạch chảy”, là mục tiêu hướng đến trong từng trụ cột phát triển.

Trong Nghị quyết số 57 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, có thể thấy rõ yêu cầu về một nền khoa học được thúc đẩy bởi sự khai phóng trí tuệ, tư duy đổi mới và sáng tạo không giới hạn. Những đổi mới không chỉ đến từ công nghệ hay kỹ thuật, mà đến từ văn hóa đổi mới - một tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, một văn hóa khuyến khích thử nghiệm và khoan dung với sai lầm.

“Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo”; “Có cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan…”, đó là tinh thần rất mới được đề cập trong nghị quyết.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện số hóa dữ liệu, mà là chuyển đổi cách con người tiếp cận tri thức, vận hành tổ chức, thay đổi lối sống, cách nghĩ, cách làm. Nếu thiếu một nền tảng văn hóa số, chuyển đổi số sẽ trở nên hình thức, thậm chí bị kháng cự bởi những thói quen, tư duy, cách làm cũ, lạc hậu hoặc ngược lại nếu khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo không được định hình, dẫn dắt bởi nền tảng văn hóa sẽ có nguy cơ trở thành những tác nhân gây hại. Do đó, văn hóa là yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong thực tiễn triển khai chính sách.

Chính vì vậy, Nghị quyết 57 nêu rõ cần phải “Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hoá số đạt mức cao của thế giới”; “Phát triển văn hoá số bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, giảm thiểu tác động tiêu cực của công nghệ số đối với xã hội”…

Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu rất cao về năng lực hội nhập toàn diện của quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị phức tạp và biến động toàn cầu. Hội nhập không chỉ là mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, mà còn là tiếp cận các giá trị phổ quát, là giao lưu và đối thoại văn hóa. Một quốc gia không có bản sắc văn hóa mạnh sẽ rất dễ bị hòa tan, đánh mất mình giữa dòng chảy toàn cầu hóa. Văn hóa chính là điểm tựa để định vị quốc gia, là “sức mạnh mềm” để nâng cao vị thế đất nước.

Trong nội hàm của Nghị quyết 59, ta thấy rõ yêu cầu cần phải gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả là một định hướng chiến lược lớn của Đảng, là một động lực quan trọng để phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hóa dân tộc; Đẩy mạnh thu hút tri thức, nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp nội dung; Hình thành các sản phẩm, thương hiệu văn hóa có chất lượng và năng lực cạnh tranh toàn cầu; Tăng cường quản lý, ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm văn hóa không lành mạnh; Đăng cai tổ chức, tăng cường hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, thể thao và du lịch; Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số; Phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Văn hóa chính là nền tảng, động lực phát triển

Đối với Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đây không chỉ đơn thuần là cải cách thủ tục pháp lý, hoàn thiện thể chế, mà sâu xa hơn là kiến tạo một xã hội pháp quyền nơi pháp luật trở thành một giá trị sống, nơi con người sống và hành xử trong khuôn khổ luật pháp như một lựa chọn văn minh. Để điều đó trở thành hiện thực, cần một nền văn hóa pháp quyền, trong đó có văn hóa thượng tôn pháp luật, văn hóa tranh luận, văn hóa phản biện và cả văn hóa chấp hành.

Nghị quyết 66 nêu rõ: “Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật”; “Tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội”.

Không thể xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện đại nếu người dân vẫn coi luật là “việc của Nhà nước”, nếu doanh nghiệp vẫn tìm cách “lách luật”, nếu cán bộ vẫn vận dụng luật theo cảm tính. Văn hóa pháp quyền là điều kiện tiên quyết để Nghị quyết 66 đi vào đời sống. Chỉ khi pháp luật được cộng hưởng bởi văn hóa mới có thể tạo ra một hệ thống công lý đáng tin cậy, được mọi công dân chấp hành một cách tự nguyện.

Còn trong Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, không khó để nhận ra, bên cạnh việc khơi thông nguồn lực, tháo gỡ rào cản thể chế, thì một điều quan trọng là nuôi dưỡng, tạo dựng một môi trường kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm, có bản sắc. Tóm lại là kinh doanh có văn hóa, doanh nghiệp, doanh nhân văn hóa, không chỉ làm giàu cho mình, cho doanh nghiệp mình mà còn đóng góp cho xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.

Nghị quyết 68 nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, kiến tạo của Nhà nước, lấy doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hoá kinh doanh, bản lĩnh, trí tuệ, năng động, sáng tạo, nỗ lực vươn lên…”.

Văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa khởi nghiệp - chính là các yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của khu vực tư nhân. Một nền kinh tế chỉ thật sự mạnh khi doanh nhân không chỉ giỏi kiếm tiền, mà còn biết phụng sự xã hội. Khi triết lý kinh doanh không chỉ là lợi nhuận, mà là giá trị. Khi mỗi doanh nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm, mà còn sáng tạo ra văn hóa. Nếu thiếu cơ sở văn hóa ấy, phát triển kinh tế tư nhân có thể dẫn đến phân hóa, đầu cơ và làm méo mó thị trường, xã hội.

Đó cũng là lý do vì sao trong Nghị quyết 68, yếu tố con người, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt ở vị trí rất cao. Nghị quyết 68 nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hoá kinh doanh, trung thực, thanh liêm, trách nhiệm xã hội, gắn với bản sắc dân tộc, tiếp cận tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới, mang trong mình khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng. Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật”.

Phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đòi hỏi phải kiến tạo một cấu trúc hiện đại, đồng bộ, mang tầm nhìn dài hạn và chiến lược. Bốn nghị quyết - bốn trụ cột - chính là nền tảng, động lực, giải pháp để dựng xây một Việt Nam hùng cường. Trong đó, có “sức mạnh mềm”, “nguồn lực nội sinh”, “dòng chảy” văn hóa song hành. Văn hóa không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà còn là sức mạnh hội tụ - nơi những giá trị tinh thần, tri thức, đạo đức, pháp lý và sáng tạo cùng kết tinh, cùng tạo thành động lực phát triển toàn diện.

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.