Tu bổ, phục hồi các công trình tại di tích lăng vua Tự Đức
Đồ họa khoanh vùng các công trình di tích thuộc quần thể lăng vua Tự Đức sẽ được bảo tồn, tu bổ trong đợt này.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) -Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa triển khai dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức (phần còn lại) với tổng kinh phí hơn 99 tỷ đồng.
Lăng vua Tự Đức được xây dựng vào năm 1864, tọa lạc tại thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan của kiến trúc truyền thống Huế. Thời gian qua, các công trình di tích thuộc quần thể lăng vua Tự Đức đã được quan tâm đầu tư trùng tu từ nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên do nguồn kinh phí khó khăn nên vẫn còn một số công trình quan trọng chưa được bảo tồn, tu bổ và đang trong tình trạng hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng sẽ được tu bổ đợt này.
Lăng vua Tự Đức tọa lạc tại là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế
Dự án sẽ tu bổ và phục hồi các công trình Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành - cổng - bình phong và tôn tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Qua đó, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới.
Theo kế hoạch, công tác trùng tu di tích tại lăng vua Tự Đức sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2027. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã có thông báo đến các đơn vị lữ hành, cộng đồng du khách để nắm thông tin và lựa chọn hành trình tham quan phù hợp khi đến lăng Tự Đức.
Trước đó, tháng 4/2014, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lăng Tự Đức gồm 6 hạng mục công trình: Lương Khiêm Điện, Chí Khiêm Đường, Lễ Khiêm Vu, Pháp Khiêm Vu, Tiểu Khiêm Trì và hồ Lưu Khiêm. Với lối kiến trúc độc đáo, quần thể di tích kiến trúc lăng mộ của vua Tự Đức, vị hoàng đế thứ 4 của Triều Nguyễn trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách.
(PLVN) - Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300-2024) và khai hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024.
(PLVN) - Hai bộ xương cá Ông (cá voi) được phục dựng, trưng bày tại Di tích Lăng Tân (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam.
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.
(PLVN) - Sản phẩm nón ngựa Phú Gia không chỉ là chiếc nón lá thông thường mà còn là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ, gắn với lịch sử nghĩa quân Tây Sơn thần tốc.
(PLVN) -Ngày 12/9, UBND TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ra thông báo dừng tổ chức tất cả các hoạt động Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2024.
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
(PLVN) - Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP HCM, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau và Trưng bày Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tinh hoa đạo học Việt Nam.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.
(PLVN) - Mới đây, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.
(PLVN) - Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 năm nay có tổng số 16 trâu tham dự, trong đó 3 "ông trâu" có trọng lượng khoảng 1,2 tấn. Các ông trâu còn lại có trọng lượng khoảng 1 tấn. Song song đó UBND quận còn tổ chức các hoạt động bên lề chào mừng kỷ niệm 35 năm khôi phục, phát triển lễ hội.
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(PLVN) - Trong tiến trình hội nhập và phát triển công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số gặp nhiều thách thức bởi nhiều yếu tố khác nhau, cần những giải pháp để khắc phục.
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.
(PLVN) - Ngày 9/8/2024, Bộ VH,TT&DL có Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa tri thức dân gian Phở Hà Nội của Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.