Từ 19/11/2022: Người cai nghiện ma túy bắt buộc được hỗ trợ học văn hóa, học nghề

Người cai nghiện ma túy bắt buộc được hỗ trợ học văn hóa, học nghề.
Người cai nghiện ma túy bắt buộc được hỗ trợ học văn hóa, học nghề.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 62/2022/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, có hiệu lực từ ngày 19/11/2022.

Mức chi học văn hóa cho người cai nghiện bắt buộc

Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Trong đó, khoản 4 Điều 5 Thông tư quy định chi học văn hóa cho người cai nghiện bắt buộc từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP. Cụ thể, chi tiền công đối với những người tham gia giảng dạy văn hóa (bao gồm giáo viên thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đào tạo công lập và những người ngoài biên chế có đủ tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy). Mức chi tiền công theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) trên cơ sở lương tối thiểu vùng và đảm bảo tương quan với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Về chi hỗ trợ học phẩm, Thông tư quy định, nội dung và mức chi áp dụng theo quy định về hỗ trợ học phẩm cho học sinh trung học cơ sở tại khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc;

Ngoài ra, chi tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm, thuê trang thiết bị dạy học và các khoản chi cần thiết khác (nếu có) phục vụ trực tiếp công tác dạy và học văn hóa cho đối tượng với mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Chi phí học nghề ngắn hạn

Bên cạnh đó, Thông tư quy định, người cai nghiện bắt buộc chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp, có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học. Căn cứ trình độ và năng lực của đối tượng; điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở và tình hình thực tế, thủ trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định hình thức học nghề cho phù hợp.

Mức hỗ trợ cụ thể tùy theo từng đối tượng, từng nghề, thời gian học thực tế và hình thức học nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (sau đây viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC); không hỗ trợ tiền học nghề cho đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ lần thứ hai trở đi đã được học nghề;

Về hình thức học, Thông tư quy định trường hợp cơ sở cai nghiện bắt buộc trực tiếp tổ chức đào tạo thì cơ sở được chi các nội dung: khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ; mua tài liệu, giáo trình, học liệu đào tạo; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành; mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ công tác đào tạo; chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có); chi phí điện, nước phục vụ lớp học; sửa chữa tài sản, thiết bị đào tạo; chi thuê thiết bị đào tạo (nếu có); chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng kinh phí cho lớp đào tạo;

Còn trường hợp đào tạo cho người cai nghiện bắt buộc theo hình thức liên kết đào tạo giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở thanh toán theo hợp đồng đào tạo.

Chế độ khám bệnh, chữa bệnh

Về chế độ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) cho người cai nghiện bắt buộc, Thông tư quy định, khi khám sức khỏe định kỳ 6 (sáu) tháng/lần theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, người cai nghiện bắt buộc được chi theo giá dịch vụ KCB hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở KCB công lập.

Về chi thuốc chữa bệnh thông thường, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm và phòng chống dịch bệnh cho người cai nghiện bắt buộc bị ốm được điều trị tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì mức chi theo chi phí thực tế và hóa đơn chứng từ hợp pháp. Cơ sở lập dự toán phù hợp với tình hình thực tế hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Còn chi phí điều trị đối với người cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa đến bệnh viện điều trị thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 67 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP;

Trường hợp người cai nghiện bắt buộc bị thương tích do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn thì cơ sở cai nghiện bắt buộc phải tổ chức điều trị (trường hợp trong khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc) và làm thủ tục để thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.

Phát huy giá trị, tiện ích thẻ căn cước công dân

(PLVN) -  Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (CCCD).  Theo báo cáo tại buổi làm việc, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khoá XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Đọc thêm

Ngân sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây nhà: Đảm bảo nền cứng, khung - tường cứng và mái cứng

Căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng: nền cứng, khung tường cứng, mái cứng. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc dự án 1 và tiểu dự án 1, dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 (Chương trình).

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Từ 1/3/2023, triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân.
(PLVN) - Cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân; siết chặt quản lý trong việc tiếp nhận tiền công đức; tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc nguy hiểm, độc hại… là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 3/2023.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm sát: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát, trong đó yêu cầu: về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, người cán bộ Kiểm sát cần bảo đảm 5 đức tính: công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (CBCC), viên chức.

Luật Nghĩa vụ quân sự: Định hướng sửa đổi một số bất cập để phù hợp với thực tiễn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, gây khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, Bộ Quốc phòng kiến nghị Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật.