Từ 1/7/2021: Những đối tượng nào sẽ bị tạm dừng trợ cấp xã hội?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 24/6/2021, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 02/2021-TB-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội.

Cụ thể, Thông tư số 02/2021-TB-BLĐTBXH (TT 02) hướng dẫn về thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội (TCXH) hàng tháng, kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng; chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thông tư quy định đối tượng thôi hưởng TCXH hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (NĐ 20) bao gồm: Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật; Đối tượng tại Điều 5 NĐ 20 không còn đủ điều kiện hưởng TCXH hàng tháng; đối tượng chấp hành án phạt tù ở trại giam hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thôi hưởng TCXH; đối tượng từ chối nhận chế độ, chính sách; đối tượng mà sau 3 tháng kể từ khi có quyết định tạm dừng chi trả TCXH mà đối tượng vẫn không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng TCXH hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng.

Thông tư cũng quy định đối tượng thôi hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường hợp sau: Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người nhận chăm sóc nuôi dưỡng chết hoặc mất tích theo quy định pháp luật; đối tượng nhận chăm sóc, nuôi dưỡng quy định tại Điều 5 NĐ 20 không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định; người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 NĐ 20; người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em hoặc bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Về các trường hợp tạm dừng hưởng TCXH, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng, Thông tư số 02/2021-TB-BLĐTBXH quy định gồm: Đối tượng không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 3 tháng trở lên; đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng; đối tượng bị tam giam từ 1 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng TCXH.

Công chức phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) cấp xã lập danh sách đối tượng nêu trên trình Chủ tịch UBND cấp xã gửi văn bản đến phòng LĐ-TB&XH tổng hợp, thẩm định, trình UBND cấp huyện quyết định thôi hưởng, tạm dừng TCXH, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.

Theo NĐ 20, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm: Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về chế độ đối với các đối tượng này, TT 02 quy định: Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng là 60.000 đồng/người/ngày. Còn chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau: Đối với đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT; Đối với đối tượng không có thẻ BHYT được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ BHYT chi trả cho các đối tượng có thẻ BHYT tương ứng.

Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/1km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.

TT 02 có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Các chế độ chính sách quy định tại Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 1/7/2021.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.