Từ 16/3/2023: Bãi bỏ tiêu chuẩn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ thi hành án Quân đội

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 10/2023/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2018/TT-BQP ngày 09/02/2018 quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội.

Về tiêu chuẩn chấp hành viên (CHV), trước đây tại Điều 9, Thông tư số 19/2018/TT-BQP có yêu cầu CHV sơ cấp bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2; CHV trung cấp phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3; CHV cao cấp phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Nay, tại Thông tư 10/2023/TT-BQP Bộ Quốc phòng đã bãi bỏ những tiêu chuẩn này. Theo đó, cả 3 cấp của CHV cần phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này. Trong đó, đối với CHV sơ cấp và trung cấp cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp. Còn CHV cao cấp yêu cầu cần phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định; Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Thông tư 10/2023/TT-BQP cũng sửa đổi, bổ sung quy định về bổ nhiệm thông qua thi tuyển đối với CHV. Theo đó, căn cứ nhu cầu, tổ chức biên chế và quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cử sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn tham gia kỳ thi tuyển CHV sơ cấp; cử CHV sơ cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch CHV trung cấp; cử CHV trung cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch CHV cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức.

Căn cứ kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển CHV sơ cấp; kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch CHV trung cấp và CHV cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức; Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm vào các ngạch CHV theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Bộ Tư pháp.

Tương tự, Thông tư 10/2023/TT-BQP cũng sửa đổi, bổ sung về tiêu chuẩn của Thẩm tra viên (TTV), TTV chính, TTV cao cấp. Cụ thể, đối với TTV phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; Có trình độ cử nhân luật trở lên; Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Đối với TTV chính, phải có tiêu chuẩn là sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; Có thời gian giữ ngạch TTV hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch TTV tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm; Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Với TTV cao cấp tiêu chuẩn gồm có: Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; Có thời gian giữ ngạch TTV chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch TTV chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm; Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định; Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Trường hợp cán bộ từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội, Phòng Thi hành án cấp quân khu chuyển công tác về Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng để bổ nhiệm làm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Thi hành án thì được xem xét đề nghị bổ nhiệm giữ ngạch TTV tương đương ngạch đang giữ theo quy định của pháp luật.

Về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, Thông tư 10/2023/TT-BQP yêu cầu: phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; Có trình độ cử nhân luật trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Cần phải nhắc lại, Điều 4, Thông tư số 19/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn chung của cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội là: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi; lịch sự, văn hóa trong giao tiếp và phục vụ Nhân dân; Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; Có độ tuổi theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; đủ các tiêu chí về đào tạo theo quy định của pháp luật; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thông tư 10/2023/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/3/2023.

Đọc thêm

Ngân sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây nhà: Đảm bảo nền cứng, khung - tường cứng và mái cứng

Căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng: nền cứng, khung tường cứng, mái cứng. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc dự án 1 và tiểu dự án 1, dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 (Chương trình).

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Từ 1/3/2023, triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân.
(PLVN) - Cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân; siết chặt quản lý trong việc tiếp nhận tiền công đức; tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc nguy hiểm, độc hại… là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 3/2023.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm sát: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát, trong đó yêu cầu: về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, người cán bộ Kiểm sát cần bảo đảm 5 đức tính: công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (CBCC), viên chức.

Luật Nghĩa vụ quân sự: Định hướng sửa đổi một số bất cập để phù hợp với thực tiễn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, gây khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, Bộ Quốc phòng kiến nghị Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật.