Từ 15/6/2020: Cấm lợi dụng kinh doanh sân golf để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Từ ngày 15/6/2020, hàng loạt hành vi trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf sẽ bị nghiêm cấm khi Nghị định 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực thi hành.

Theo đó, Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf như: Xây dựng và kinh doanh sân golf khi chưa đáp ứng điều kiện, thủ tục quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; Lợi dụng kinh doanh sân golf để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc, gá bạc trái phép; Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Không cung cấp thông tin hoặc không báo cáo khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Nghị định 52/2020/NĐ-CP cũng quy định điều kiện sử dụng đất để thực hiện Dự án sân golf. Theo đó, các loại đất không được sử dụng để xây dựng sân golf và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân golf gồm: Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất rừng, đất trồng lúa; Đất thuộc các khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, di tích thuộc danh mục kiểm kê của UBND cấp tỉnh; Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao; Đất thuộc phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Đê điều, Luật Tài nguyên, môi trường và hải đảo.

Đáng chú ý, ở Nghị định sắp có hiệu lực thi hành, Chính phủ giới hạn các dự án sân golf ở vùng trung du, miền núi được sử dụng tối đa không quá 5ha đất trồng lúa một vụ, phân tán tại địa điểm xây dựng và phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, điều kiện thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

 Dự án sân golf  sử dụng đất rừng sản xuất không phải là rừng tự nhiên phải đáp ứng điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về lâm nghiệp.

Việc sử dụng đất tại vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích để xây dựng sân golf không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật di sản văn hóa.

Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định nhà đầu tư chỉ được triển khai thực hiện Dự án sân golf sau khi có quyết định chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với Dự án thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư); Hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án sân golf, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Điều kiện, thủ tục điều chỉnh, chấm dứt hoạt động của Dự án sân golf thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan và Nghị định này.

Chính phủ quy định, UBND cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện chế độ giám sát, đánh giá việc thực hiện Dự án sân golf theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan. Việc kiểm tra, thanh tra Dự án sân golf thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

(PLVN) - Bạn Hoàng Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi là tài xế tự do, vừa rồi tôi có được thuê chở một chuyến hàng nhưng đi qua chốt bị cảnh sát kiểm tra, hàng hóa này không có giấy tờ, không có giấy phép nhập khẩu, bao bì là chữ nước ngoài. Xin hỏi, hàng đó có được xem là hàng nhập lậu không? Việc vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Trách nhiệm công dân trong thời đại số

Ảnh minh hoạ (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Trong những ngày qua, trên không gian mạng xã hội, một số luồng tin thất thiệt và bình luận ác ý đã xuất hiện, xoay quanh đời tư của một số đồng chí lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình. Dư luận bị đẩy đi quá xa khỏi ranh giới sự thật, gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức và làm lung lay niềm tin xã hội. Đây không chỉ là câu chuyện của đạo đức, văn hóa ứng xử, mà còn là vấn đề thuộc về pháp luật và trách nhiệm công dân trong kỷ nguyên số.

Sử dụng số định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi cho dân, hiệu quả cho quản lý

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Thay vì phải ghi nhớ nhiều loại mã số khác nhau, giờ đây người dân chỉ cần một số định danh cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ thuế. Việc tích hợp này không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian mà còn giúp cơ quan quản lý tăng tính minh bạch, kết nối dữ liệu và nâng cao hiệu quả phục vụ người dân trong thời đại số.

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, theo đơn của ông Tô Việt Hưng (ngụ tổ 3, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), gia đình ông Nguyễn Thế Kim - bà Nguyễn Thị Hòa xây dựng công trình nằm ngoài phần diện tích đất đã được cấp sổ đỏ, xây dựng lên phần đất nhà ông Hưng làm chắn ngang thửa đất. Sự việc được ông Hưng gửi đơn đến cấp có thẩm quyền tại địa phương nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Bình Thuận: Gặp khó vì thiếu quy định pháp luật về xe địa hình chạy trên đồi cát

Xe ô tô địa hình tại Bàu Trắng.
(PLVN) -  Trước khi xảy ra vụ tai nạn khi trải nghiệm xe địa hình tại đồi cát Trinh Nữ (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khiến 1 du khách tử vong, cơ quan chức năng tỉnh và bản thân các DN kinh doanh loại hình du lịch này đều gặp khó vì chưa có các quy định pháp luật cụ thể liên quan tới xe địa hình, dù đã một số lần kiến nghị.

Đề xuất thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện

Phòng Tiếp công dân Thanh tra tỉnh Hải Dương. (Ảnh minh họa: Báo Hải Dương)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, dự thảo quy định về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện.

Làm lộ thông tin người tiêu dùng, người bán hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Bộ Xây dựng: Đề xuất bỏ dán tem thu phí trên kính ô tô

Tem thu phí SDĐB (bên phải) dán trên kính ô tô. (Ảnh: M.Sơn)
(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP về thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ (SDĐB). Một trong những đề xuất đáng chú ý là bỏ tem thu phí SDĐB dán trên kính phương tiện.

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại

Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Nhiều cách hiểu khác nhau và việc áp dụng quy định của pháp luật không thống nhất liên quan đến các tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.