Từ 15/5/2024: Áp dụng mức trần giá dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động mới­

Quy định mới về mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietnamnet.vn)
Quy định mới về mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietnamnet.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Sửa đổi mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH là đã sửa đổi Điều 7 Thông tư 21/2021 về mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động.

Theo đó, mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.

Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới cũng được quy định rõ ràng đối với một số thị trường, ngành, nghề cụ thể. Theo đó, mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới là 0 đồng áp dụng cho mọi ngành nghề đối với các thị trường Nhật Bản và Thái Lan; áp dụng cho nghề thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc; nghề lao động giúp việc gia đình tại các thị trường Malaysia, Brunei và các nước Tây Á; nghề lao động nông nghiệp tại Australia.

Về hợp đồng môi giới và giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới, tại Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) quy định như sau:

Hợp đồng môi giới là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian về việc giới thiệu bên nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam để giao kết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới do hai bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức trần theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024).

Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể theo từng thời kỳ có người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tại điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 02/2024 cũng nêu rõ, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và thỏa thuận khác có liên quan đã được ký kết và người lao động đã xuất cảnh trước ngày Thông tư 02/2024 có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.

Hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký, được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận và người lao động chưa xuất cảnh trước ngày 15/5/2024, nếu có nội dung trái quy định của Thông tư 02/2024 thì hợp đồng cung ứng lao động phải được sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết mới.

Sửa đổi quy định về Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động

Bên cạnh đó, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH cũng sửa đổi khoản 3, khoản 5 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động. Theo đó, tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước tiếp nhận lao động cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam là giấy tờ sau:

Trường hợp bên nước ngoài là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm: 1 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt. Đối với nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 1 bản sao tài liệu thể hiện người sử dụng lao động đáp ứng quy định này, kèm bản dịch tiếng Việt.

Trường hợp bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm: 1 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt. 1 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn hoặc tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt. Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động theo quy định.

Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động là văn bản cam kết giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với người lao động, thể hiện nội dung doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi Hợp đồng cung ứng lao động đã được đăng ký và chấp thuận.

Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.

Đọc thêm

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

6 thủ tục hành chính mới trong quản lý phương tiện giao thông

Ảnh minh hoạ.

Theo Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông do Bộ Công an vừa ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, có 6 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.