Từ 1/11, không phê bình học sinh trước trường, lớp

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) -Không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường kể từ ngày 1/11/2020.

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, sẽ thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT.

Hiện nay, theo quy định Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT thì học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức: Phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.

Tuy nhiên, tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT mới , học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, Thông tư số 32 bỏ hình thức xử lý kỷ luật “Phê bình trước lớp, trước trường” và bổ sung hình thức xử lý kỷ luật bằng hình thức nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp học sinh khuyết điểm sẽ góp phần cho học sinh gần gũi với giáo viên, nhà trường hơn; từ đó các em sớm tiến bộ, khắc phục các khuyết điểm và chăm ngoan hơn.

Việc bỏ quy định xử lý kỷ luật học sinh bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường sẽ giúp tránh được tình trạng học sinh cảm thấy xấu hổ, ngại với bạn bè trong lớp, trong trường khi bị phê bình rồi dẫn đến những hành vi tiêu cực như chán ghét thầy cô, xa lánh bạn bè, bỏ học…

Bên cạnh đó, theo quy định mới học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học (quy định hiện hành chỉ cho phép học sinh được lưu ban không quá 02 lần trong một cấp học).

Ngoài ra, học sinh có thể được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp để phục vụ cho việc học tập nếu được giáo viên cho phép (quy định hiện hành không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc trong giờ học).

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2020.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.