Từ 01/6/2022: Giảm giá cước dịch vụ bưu chính không vượt quá 50% giá cước gần nhất

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 12/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bưu chính, trong đó bổ sung quy định mức giảm giá cước dịch vụ bưu chính không vượt quá 50% giá cước gần nhất.

Cụ thể, Nghị định 25/2022/NĐ-CP bổ sung Điều 15đ về khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính như sau:

Việc khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại. Trong đó, mức giảm giá cước tối đa đối với dịch vụ bưu chính được khuyến mại bằng hình thức giảm giá không được vượt quá 50% giá cước gần nhất đã công khai, thông báo theo quy định.

Bên cạnh đó, Nghị định 25/2022/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 15c về công khai giá cước dịch vụ bưu chính. Đối tượng thực hiện gồm: Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính; Đại lý cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền quyết định, điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính.

Nội dung công khai được quy định gồm: Giá cước dịch vụ bưu chính bằng đồng Việt Nam, đã gồm các loại thuế, phụ phí của dịch vụ; Thông tin liên quan khác (nếu có). Thời điểm công khai được tính từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ.

Hình thức công khai giá cước dịch vụ bưu chính được thực hiện dưới một hoặc một số hình thức như niêm yết tại điểm phục vụ, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của mọi tổ chức, cá nhân.

Cũng theo Nghị định mới, giá cước dịch vụ bưu chính được công khai phải thống nhất với giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.

Nghị định 25/2022/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 15d vào sau Điều 15. Theo đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và Đại lý cung ứng dịch vụ bưu chính phải thực hiện việc thông báo giá cước dịch vụ bưu chính. Trong đó, nội dung thông báo gồm: Những thay đổi về giá cước các dịch vụ bưu chính đang áp dụng cho các nhóm đối tượng khách hàng; Giá cước dịch vụ mới phát sinh áp dụng cho các nhóm đối tượng khách hàng.

Cơ quan tiếp nhận thông báo giá cước dịch vụ bưu chính gồm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, đối với doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15c Nghị định này; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính tại địa phương, đối với tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15c Nghị định này. Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc qua hệ thống thông tin trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nghị định 25/2022/NĐ-CP cũng quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính. Cụ thể, cơ quan nhà nước có quyền sử dụng thông tin giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu; Có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nội dung thông báo giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định pháp luật.

Trong khi quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức có quyền cung ứng dịch vụ bưu chính theo giá cước đã thông báo; Có trách nhiệm thông báo giá cước trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày giá cước có hiệu lực đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định tại khoản 3 Điều này; thực hiện đúng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của giá cước đã công khai, thông báo; Chấp hành việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.

Nghị định 25/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.