TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR): “Giải pháp căn cơ hơn cả là Chính phủ đổi mới chính mình…”

 TS . Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách (Ảnh từ internet)
TS . Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách (Ảnh từ internet)
(PLO) - Bất ngờ tăng 6,81%, GDP năm 2017 được xem là điểm nhấn của năm. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều điểm nghẽn mà theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR), để tháo gỡ, giải pháp căn cơ hơn cả là Chính phủ đổi mới chính mình…

* Thưa ông, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, song hiện nay theo đánh giá, kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn để hướng tới mục tiêu này. Theo ông, đó là những điểm nghẽn nào và theo ông, đâu là điểm nghẽn lớn nhất?

VEPR dự báo tăng trưởng-lạm phát năm 2018

Kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết số 48/2017/QH14 về các mục tiêu phát triển KT-XH cho năm 2018 như sau: Tăng trưởng GDP (%): 6,5-6,7%; Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (%); 7=8%; Tỷ lệ nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu (%): <3%; CPI bình quân (%): 4%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (% GDP): 33- 34% ;

Nhóm nghiên cứu VEPR cho rằng những mục tiêu cho năm 2018 là có thể đạt được, với các điều kiện thuận lợi hiện nay tiếp tục được duy trì.

Trong bối cảnh đó, VAPR đưa ra dự báo tăng trưởng và lạm phát năm 2018 như sau: Quý 1: GDP 6,02%, CPI 4,14%; Quý 2: GDP 6,41%, CPI 4,41%; Quý 3: GDP 7,08%, CPI 4,69%: Quý 4: GDP 7,27%, CPI 4,03%; Cả năm: GDP 6,65%

Chúng ta có thể thấy hiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều hạn chế như ngân sách vẫn mất cân đối, nguồn thu khó khăn, nợ công tăng lên cản trở đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng và những công trình phúc lợi lớn mang tính dài hạn phục vụ cho con nguời như giáo dục, y tế, đây là những cản trở cho chất lượng tăng trưởng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, môi trường KT-XH chưa có gì mới mang tính đột biến, hệ thống giáo dục, đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề, hệ thống quản trị của chính quyền ở địa phương giống như cát rơi vào cỗ máy đang vận hành làm cho cỗ máy chính quyền chạy chậm lại và không đều.  Bên cạnh đó, cần lưu ý tới thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán để không tăng truởng quá nóng hoặc có dấu hiệu bong bóng, sẽ gây ra rủi ro cho kinh tế vĩ mô…

Tuy nhiên, theo tôi điểm nghẽn lớn nhất cản trở tiến trình tăng trưởng nhanh và bền vững chính là vai trò của nhà nước đang quá lớn, hiện diện ở mọi nơi, trong khi đó chất lượng thấp, bao gồm cả khía cạnh quản lý nhà nước và khu vực DNNN.

Đội ngũ quản lý nhà nước, đặc biệt là ở các địa phương đang cản trở từng ngày từng giờ, khiến khu vực DN thêm nhỏ bé, còi cọc, đàm phán với nước ngoài luôn thua thiệt và phải nhường sân cho DN nước ngoài. Vì vậy, giải pháp căn cơ hơn cả chính là Chính phủ có thể làm là đổi mới chính mình. Chính phủ nên thu gọn lại với những giải pháp rất cụ thể. Cần tập trung cải cách quyết liệt bộ  máy từ Trung ương đến địa phương.

* Vậy đâu là những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 2018 và để đạt được tăng trưởng GDP 6,7% có thách thức gì, thưa ông?

Có thể thấy chúng ta có những động lực tương đối thuận lợi. Thứ nhất là lĩnh vực sản xuất, năm 2017 Việt Nam có xuất siêu tương đối lớn sau một thời gian không có xuất siêu. Nếu năm 2018 giữ được đà xuất siêu như năm 2017 thì đây là tín hiệu rất đáng mừng, là yếu tố rất thuận lợi ở nhiều khía cạnh, quan trọng là nó sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP và nó thể hiện kinh tế Việt Nam có thể xuất khẩu được nhiều hơn nhập khẩu.  Thứ hai là nỗ lực cải cách kinh tế và hội nhập của Việt Nam đã làm cho đầu tư FDI vào Việt Nam tăng mạnh, với vốn đăng ký lên đến hơn gần 36 tỷ USD và vốn giải ngân là hơn 17 tỷ USD.  Nếu như không có những đột biến về chính sách trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì vốn FDI vào Việt Nam còn nhiều hơn. Bên cạnh đó, niềm tin của người tiêu dùng trong năm qua đã tốt lên và nếu xu hướng này được tiếp tục thì cũng sẽ đóng góp nhiều cho GDP thông qua tăng trưởng tiêu dùng nội địa. Tôi cho rằng đây là ba yếu tố quan trọng về phía cầu sẽ đóng góp cho GDP và nếu các yếu tố này cao hơn năm 2017 thì tăng trưởng kinh tế sẽ có triển vọng.

Về phía cung, hiện nay cải cách của Nhà nước về môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính đang có những tính toán để thúc đẩy khu vực DN nhiều hơn, tạo ra được năng lực sản xuất tốt hơn cho DN, vì hiện nay năng lực của DN nhìn chung chưa cao. Hiện nay đóng góp của khu vực này cho sản xuất công nghiệp, cho xuất khẩu, cho GDP nhìn chung còn yếu và có xu hướng giảm đi. Nhưng dẫu sao cải cách của Chính phủ đang ngày càng tăng lên, đây là điều đáng mừng. Đây là nền tảng cơ bản cho tăng trưởng kinh tế năm sau.

* Tăng năng suất lao động là giải pháp đặc biệt quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, để tăng trưởng năng suất đối với DN ngành công nghiệp như chế biến chế tạo, chúng ta lại kêu gọi DN FDI chia sẻ công nghệ cho DN Việt để thúc đẩy năng suất giúp DN nội phát triển, qua đó kích thích tăng trưởng. Liệu đây có phải là điều khó khăn không, thưa ông?

Về lý thuyết chúng ta vẫn nói phải gắn kết FDI và DN nội để phát triển, nhưng làm được điều này không dễ vì DN nước ngoài thường không quan tâm tới nhà cung cấp nhỏ của Việt Nam DN nội yếu và bản thân các DN FDI đã có nhà cung cấp của họ.

Do đó, sự xâm nhập của DN nội vào chuỗi sản xuất và gắn kết là có, nhưng chậm. Vì thế, nếu chỉ đợi chờ điều đó là không được. Theo tôi, lúc này các DN lớn của Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm và Chính phủ phải quan tâm tới vấn đề này. Các đại DN Việt Nam hiện nằm ở hai khu vực: DNNN và các DN tư nhân như Vingroup, Sungroup, Thaco Trường Hải…

Trong khi, DNNN đang ngày càng co lại, thì các DN tư nhân lớn đã tạo dựng đựoc nguồn vốn và nhân lực vững chắc nên cần có trách nhiệm gắn kết DN trong nước, để giúp các DN nhỏ của Việt Nam ngày càng lớn lên. Đây là cú hích đầu tiên và nếu không có cú hích này thì sẽ không có được sự lớn mạnh. Xét cho cùng, để phát triển bền vững, trước hết các DN trong nuớc phải tự cứu nhau.

Tất nhiên không thể ép buộc bằng luật, vì thế nên tạo ra hệ thống chính sách mang tính động lực, khuyến khích các đại DN này hỗ trợ, gắn kết, chia sẻ với DN nhỏ để các DN lớn có động lực để làm điều đó. Đơn cử, nhà nước đặt hàng DN lớn với số lượng lớn hàng hoá, nhưng kèm quy định DN lớn này phải có đối tác là hàng chục, hàng trăm xưởng của các DN nhỏ nội địa. Có như thế mới kéo nhau lớn lên được. Các nước phát triển cũng có mô hình này.

* Thưa ông, tăng trưởng bền vững là tăng trưởng dựa vào nội lực. Và nâng cao năng lực nội tại của DN tư nhân là điều rất quan trọng. Ông đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của Chính phủ cho khu vực này trong thời gian qua cũng như trong năm 2018 tới đây?  

Để hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân, Chính phủ năm vừa qua đã làm được rất nhiều, nhưng có thể lúc đầu làm dễ nhưng càng về sau sẽ càng khó. Trong đó liên quan đến hệ thống pháp luật của Việt Nam. Việc một nước muốn phát triển phải phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân là điều không phải bàn, nhưng để làm sao cho khu vực này phát triển mạnh không phải điều dễ dàng? Trước hết, cần một hệ thống pháp luật minh bạch và công bằng. Bảo vệ quyền sở hữu và những thành quả của DN doanh nhân, khi có tranh chấp thì giải quyết với thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho DN.

Đơn cử, những người nuôi lợn Việt phải sang Canada mua đất. Chúng ta là nước nông nghiệp, không thiếu vốn, không thiếu đất, không thiếu giống...nhưng vấn đề là DN không tiếp cận được cơ sở đất này. Đây là vấn đề của thể chế, khiến nguồn lực nhà nước đưa ra mà DN nhỏ không tiếp cận được.

Thứ hai, về vấn đề bộ máy, kinh tế tư nhân đang bị ướm nắng vì bị đè nén. Minh chứng rõ ràng nhất, trong suốt 10 năm qua, đóng góp của khu vực này không thể vượt mức 10% vào GDP của nền kinh tế, đây là mức đóng góp rất nhỏ bé. Trong khi đó, tại các nước phát triển, mức đóng góp của khu vực này phải ít nhất là 80%. Như vậy, còn một chặng đường dài khủng khiếp cho kinh tế tư nhân bởi Việt Nam có xuất phát điểm thấp, vẫn tồn tại một khu vực không chính thức là những hộ cá thể, những người buôn thúng bán mẹt chưa muốn lên DN bởi rào cản thủ tục rườm rà.

Thứ ba, thu hẹp lại cái bóng quá lớn của khu vực Nhà nước, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước và các DN nhà nước. Hiện khu vực này đang như những cây đại thụ, hứng hết nắng của kinh tế tư nhân.

Theo tôi, năm 2018, khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục phát triển nhưng không có sự nhảy vọt mà vẫn sẽ tuần tự phát triển. 

* Đó là với khu vực kinh tế tư nhân, còn dự cảm của ông với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm tới thì sao?

Chúng ta không thể lạc quan thế được. Hiện chúng tôi đang tiến hành kiểm tra các con số về GDP nhưng có con số “rất lạ”, sẽ không cao lắm. Tuy ba năm nay tăng trưởng GDP vẫn đang từ từ đi lên, mức tăng trưởng năm tới sẽ không thấp hơn năm 2017. 

* Xin cám ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác với Lãnh đạo và các đơn vị chuyên môn của JICA.

JICA đang hoàn tất thủ tục để sớm triển khai Dự án Nâng cao năng lực về thúc đẩy hiệu quả TTCK Việt Nam

(PLVN) - Thông tin được đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), bà Miyazaki Katsura - Phó Chủ tịch đưa ra tại buổi làm việc với Đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương dẫn đầu trong khuôn khổ Chương trình công tác tại Nhật Bản (20/5 - 28/5/2023)

Đọc thêm

Doanh nghiệp đặc biệt khó khăn, Ban IV kiến nghị giải pháp cấp bách tháo gỡ

DN xuất khẩu gỗ đang khó khăn về hoàn thuế
(PLVN) - Công bố kết quả khảo sát doanh nghiệp (DN), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) nhận định DN đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính, Trưởng Ban IV vừa có Văn bản kiến nghị lên Thủ tướng một loạt giải pháp cấp bách tháo gỡ cho DN…

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế
(PLVN) - Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục trưởng Cục Thuế khẩn trương thực hiện ngay, không chậm trễ một loạt công việc liên quan đến hoàn thuế, trong đó, từ ngày 29/5/2023 đến ngày 2/6/2023 phải tổ chức đối thoại ngay với hiệp hội, doanh nghiệp đối với các hồ sơ hoàn thuế đang có vướng mắc…

Sớm sửa đổi quy định pháp luật về kinh doanh thuốc lá

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nhắc lại một số chỉ đạo của Chính phủ về thuốc lá thế hệ mới.
(PLVN) - Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán tràn lan trên thị trường và trên mạng internet. Thực trạng này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương tìm giải pháp để có câu trả lời cho những yêu cầu của Chính phủ và mối quan tâm của dư luận.

PV GAS có Chủ tịch và Giám đốc mới

Lãnh đạo cấp cao của PV GAS nhận nhiệm vụ mới (ba người cầm hoa)
(PLVN) - Ông Nguyễn Thanh Bình - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Chủ tịch HĐQT PV GAS, còn ông Phạm Văn Phong - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Tổng giám đốc PV GAS.

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất lần thứ 3

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức công bố các quyết định giảm lãi suất lần thứ 3. Tuy nhiên, so với 2 lần giảm lãi suất trong tháng 3, thông tin này chưa được đón nhận một cách hào hứng.

Nhiều hoạt động phong phú tại 'Ngày không tiền mặt năm 2023'

Quang cảnh cuộc Họp báo
(PLVN) - Tiếp nối thành công của chương trình Ngày không tiền mặt năm 2022, Ngày không tiền mặt năm 2023 (16/6/2019-16/6/2023) sẽ diễn ra từ ngày 16/6/2023 tại TP Hồ Chí Minh với rất nhiều hoạt động phong phú. Sự kiện do Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức.

PV GAS chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 36%

Đoàn Chủ tịch điều hành cuộc họp ĐHĐCĐ PV GAS năm 2023
(PLVN) - Ngày 25/05/2023, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) đã tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, thảo luận và tiến hành biểu quyết đối với kế hoạch năm 2023 và các nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.

Tạo đường hướng mới để Vinachem hoạt động, phát triển

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 25/5, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về tình hình hoạt động, công tác cơ cấu lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2016 - 2020, Đề án cơ cấu lại Vinachem giai đoạn 2021 - 2025, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới và Kế hoạch sắp xếp lại Công ty mẹ - Vinachem.

Ngoại giao kinh tế đồng hành gỡ khó cho ngành gỗ

Xuất khẩu gỗ đang gặp nhiều khó khăn.
(PLVN) -  Khẳng định các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) tháo gỡ khó khăn, song Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Bỉ - EU, ông Nguyễn Văn Thảo đề nghị cần xác định rõ nguyên nhân để tìm ra “thuốc chữa bệnh”.

EC thay đổi lịch kiểm tra chống khai thác IUU tại Việt Nam

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào tháng 10/2023 thay vì tháng 5/2023 như dự kiến.