Truyền thuyết về 9 con của rồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo truyền thuyết Long sinh Cửu Phẩm, Rồng sinh ra chín người con nhưng không con nào trở thành Rồng.

Chín đứa con của rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau. Tùy vào tính cách mà người ta dùng hình ảnh của chúng để trang trí ở những lĩnh vực như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền...

Truyền thuyết về những đứa con của rồng được nhắc đến trong nhiều cổ thư của Trung Hoa như Chiến quốc sách, Sử ký, Hoài Lộc Đường Tập, Thục Viên Tạp Ký… Theo đó, những đứa con của rồng bao gồm:

1. Tù Ngưu

Tù Ngưu có hình dạng rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Tù Ngưu rất mê âm nhạc vì thế người xưa hay dùng hình tượng tù ngưu để trang trí cho cây đàn.

2. Nhai Tí (hay còn gọi là Nhai Tệ)

Nhai Tí được miêu tả như một loại vật có thân rồng, đầu sói, tính cách hung dữ, thích chiến đấu. Vì thế hình tượng Nhai Tí thường được người xưa trang trí ở chuôi kiếm, khâu đao,… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh khi chiến đấu.

Hình tượng Nhai Tí thường được người xưa trang trí ở chuôi kiếm, khâu đao,...

Hình tượng Nhai Tí thường được người xưa trang trí ở chuôi kiếm, khâu đao,...

3. Trào Phong

Trào Phong thường ưa mạo hiểm, thích leo trèo và nhìn ra xa. Vì thế, hay được chạm khắc trên đầu cột, góc mái của ngôi nhà hoặc một số điểm cao trên công trình kiến trúc với ý nghĩa chống hỏa hoạn, đuổi yêu ma.

4. Bồ Lao

Bồ Lao vốn sống ở gần biển, nhưng lại rất sợ cá kình. Mỗi lần gặp cá kình, Bồ Lao thường kêu la rất to. Người xưa thường đúc trên quai chuông hình Bồ Lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Do đó, Bồ Lao cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

Bồ Lao thường được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

Bồ Lao thường được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

5. Toan Nghê

Toan Nghê có thân sư tử, đầu rồng. Toan Nghê thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

6.Bị Hí (hay còn gọi là Bá Hạ)

Bị Hí mang hình dáng mình rùa, đầu rồng, sức mạnh vô địch, rất thích cõng các vật nặng. Bị Hí thường được trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá.

Bị Hí thường được trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá.

Bị Hí thường được trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá.

7. Bệ Ngạn

Bệ Ngạn có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Bệ Ngạn tính tình rất khẳng khái, trượng nghĩa, yêu lẽ phải và hay cãi lý đòi sự công bằng. Vì vậy, Bệ Ngạn thường được trang trí ở cửa nhà ngục, nha môn..., hoặc những chốn liên quan đến lao lý, xét xử.

8. Phụ Hí

Phụ Hí có hình dạng giống rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Phụ Hí rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, người ta thường khắc một đôi Phụ Hí trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ bia mộ.

9. Li vẫn (còn gọi là si vẫn)

Li vẫn có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .