Truyền thuyết lưới tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -

Anh có gì muốn nói với em không

Khi đã bước bên em đến cuối đường bỏng nắng

Biển Trà Cổ tháng 7 về rạo rực hàng phi lao trong gió nắng

Sóng ngân nga hát về một truyền thuyết ngàn năm

Xưa, xưa lắm, gió vun lên rất nhiều cồn cát trắng

Bãi mặn xâm bờ lau vẹt nối tiếp nhau

Nàng gọi tên Trà Phương, đẹp tựa hạt trân châu

Tay dệt lưới, tay chăm nuôi một đàn chim sếu lửa

Mùa xuân đến hoa Vảy cá nở trên triền cát nhỏ

Hội thi người dệt lưới xao động khắp gần xa

Trong tiếng sáo Ốc nhĩ tiên chim sếu xòe cánh đỏ

Nàng Trà Phương vung tay đan tấm lưới diệu kỳ

Một chuyến ra khơi là một lần mong ước được trở về

Con tàu mang theo bao đợi chờ của những người ở lại

Điều diệu kỳ là tàu bình yên về cùng khoang đầy cá

Diệu kỳ là yên bình luôn đi cùng tấm lưới nàng Trà Phương

*** *** ***

Rồi giặc đến đốt thuyền, giết người, làm tan tác chim muông

Đàn ông bỏ ra khơi lên đường cầm giáo mác

Giết giặc, giữ làng đuổi kẻ thù ra ngoài xa biên ải

Không bếp lửa ấm êm, không lễ hội, không còn chuyện lứa đôi

Chàng Cổ Trai, quán quân hội vượt trùng dương mùa hè năm ấy

Cầm binh đao theo tiếng gọi tòng quân bảo vệ quê nhà

Bao khát vọng thanh xuân đã viết lên bản hùng ca rực cháy

Khắc vào tháng năm, vào núi sông, vào máu chảy trong tim

*** *** ***

Làng quê nhỏ kiên cường qua sóng gió lại bình yên

Đàn sếu lửa lại múa khúc mùa xuân trong tiếng sáo

Thuyền theo gió ra khơi khi trời chưa sáng rõ

Vẫn luôn mang theo cùng những tấm lưới Trà Phương

Những chàng Cổ Trai mang khát khao chinh phục đại dương

Mở mang bờ cõi non sông, khai khẩn thêm nhiều vùng đất mới

Viết tiếp mộng thanh xuân của bao lớp người chưa từng thay đổi

Ra khơi bình yên, đi qua tháng năm, vượt qua bão giông cùng với một người

Anh có nghe trong khúc ca hàng phi lao hát với mây trời

“Nàng ấy dệt yêu thương, nguyện cầu lên từng mắt lưới

Cho chàng trai ra khơi đem theo bao niềm tin phơi phới

Hạnh phúc là khi tình yêu thành sức mạnh của con người”

Anh có hiểu không em cũng dệt tặng anh một tấm lưới tình yêu

Chỉ là anh đã quên mang theo mỗi lần buồm căng gió

Nên có thể anh không bình yên trở về sau giông tố

Và chẳng ai có niềm tin để cùng tháng năm yêu mãi một người

Tin cùng chuyên mục

Mầm xanh của ký ức

Mầm xanh của ký ức

(PLVN) - Xuồng vừa chạm bến thì tiếng đạn bất ngờ nổ rền như sấm xé tan màn đêm. Địch phục kích! Lửa lóe sáng giữa bóng tối, tiếng súng rát tai dội vang cả khúc sông. Nhóm người vội tản ra, người lao lên bờ, người len qua cầu khỉ, người lặn mình vào lùm cây tối sẫm.

Đọc thêm

Mưa phượng

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây.

Mùa rưng rức đỏ

Mùa rưng rức đỏ
(PLVN) - Khi ông về đến thành phố đã là giữa đêm. Gió tháng ba hấp lên da thịt ông cái nóng còn sót lại của ngày. Người ta cứ nói thành phố này chỉ hai mùa mưa nắng. Nhưng, ông tin đâu đó, lẫn trong gió, trong mây, trong cỏ cây và cả lòng phố này, vẫn còn có một mùa nào đó thúc giục con người ta tìm đến nơi đây.

Cha, con và nghề báo

Cha, con và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời mỗi người sẽ có những bài học không đến từ sách vở, cũng chẳng được giảng, dạy trong trường lớp, mà dạy, có khi là noi gương qua những câu chuyện, cử chỉ, hành động và tình yêu bao la của một người cha dành cho con mình.

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...
(PLVN) - Đất cho tôi được đứng và ngắm nhìn bầu trời, nước cho tôi thỏa cơn khát trong những ngày khô hạn… Và, đất nước cũng có thể là nơi tâm hồn hòa quyện với cội nguồn, văn hóa và khát vọng tự do như ai đó từng nói.

Truyền thần

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Thành Long)
(PLVN) - Nhà cụ Trần Đức trên phố Hàng Bút bao đời nay vẫn mưu sinh bằng nghề vẽ tranh truyền thần.

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng
(PLVN) - 30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên”

Người Việt Nam đều rất yêu hòa bình và luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền hòa bình ấy. (Nguồn: QĐND)
(PLVN) - Câu nói này không phải đến bây giờ, khi đất nước kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất, tôi mới được nghe. Tôi đã lớn lên cùng câu dặn dò khắc cốt ghi tâm này: “Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên, con nhé!”.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Sông lụa

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu ven con sông quê êm đềm. Say trăng nên sông lênh loáng. Sông đa tình. Sông thả tóc phơi trăng. Mềm mại. Lả lơi.

Nhắm mắt chờ mùa hè

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Gần đây, thời tiết miền Bắc rất thất thường, hôm nóng, hôm lạnh như một cô gái mới lớn đỏng đảnh hay hờn dỗi. Có những hôm sáng đến, tôi còn phong phanh chiếc áo cộc, nhấm nháp cốc trà vải mát lạnh, vậy mà chiều tối đã co rúm trong đống áo khoác lùng bùng, ôm chặt ly ca cao nóng bốc khói.

Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.