Truyền thông dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nâng cao chất lượng, tính khả thi của văn bản

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Báo Pháp luật Việt Nam vừa phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Truyền thông dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Ông Phan Hồng Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Tuyến chia sẻ tại Tọa đàm.
Ông Phan Hồng Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Tuyến chia sẻ tại Tọa đàm.

Tham dự Tọa đàm có ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Ngọc Tuyến, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tạo đồng thuận xã hội

Tại Tọa đàm, ông Phan Hồng Nguyên cho biết, Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027” được phê duyệt trong bối cảnh đất nước ta đang hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với một trong những trụ cột là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, bảo vệ quyền con người, quyền công dân… Trong đó, việc người dân được tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý xã hội là một trong những yêu cầu tất yếu.

Với tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, việc truyền thông về chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu, cần thiết và cấp bách hiện nay. Hoạt động trên được tiến hành song song, đồng thời, không thay thế quy trình lấy ý kiến về dự thảo VBQPPL theo quy định hiện hành mà có tính chất hỗ trợ, giúp cho công tác xây dựng pháp luật đạt hiệu quả.

Việc tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội ngay trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng VBQPPL nhằm tạo các kênh thông tin rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo. Điều này giúp cơ quan chủ trì soạn thảo nắm bắt được những ý kiến, nguyện vọng của đối tượng chịu sự tác động của văn bản và người dân để làm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản.

Qua đó nâng cao chất lượng, tính khả thi của VBQPPL, tạo đồng thuận xã hội; tránh việc văn bản trình Quốc hội nhưng không được thông qua hoặc thông qua rồi nhưng lại xuất hiện ý kiến trái chiều trong dư luận nên lại phải sửa đổi, bổ sung. Từ đó góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Qua hơn 6 tháng thực hiện Đề án, trên cơ sở Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2022, một số bộ chủ trì soạn thảo đã ban hành và thực hiện kế hoạch truyền thông riêng cho từng dự án luật, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ này đã ban hành Kế hoạch truyền thông dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; sản xuất các ấn phẩm truyền thông (phim, phóng sự, inforgrapphic…) và tổ chức triển khai truyền thông về dự thảo Luật thông qua các hình thức truyền thông như: tổ chức tọa đàm trên VTV1, các hội nghị, tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Luật; xây dựng, vận hành Chuyên mục “Tuyên truyền sửa đổi Luật Đất đai” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ…

Giải pháp để Luật sớm đi vào cuộc sống

Chia sẻ về việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Tọa đàm, ông Nguyễn Ngọc Tuyến cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn tích cực mời các bộ, ngành trao đổi về các vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau để thống nhất, đưa vào dự thảo. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về những vấn đề dư luận quan tâm như: đấu giá, đấu thầu, giá đất…

Theo ông Tuyến, khi dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hoàn thiện ngay việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục truyền thông những nội dung mới của Luật Đất đai sửa đổi, đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL…

Để việc truyền thông dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nói riêng và các dự thảo chính sách pháp luật nói chung có hiệu quả, ông Phan Hồng Nguyên cho rằng cần chú trọng tới công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương, Bộ Tư pháp trong theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương ban hành và thực hiện Kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở Trung ương, địa phương, báo cáo viên pháp luật, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, sở, ngành địa phương và tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại Đề án.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương bố trí công chức chuyên trách làm nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách; bố trí nguồn kinh phí riêng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, chú trọng huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách, nhất là cá nhân, tổ chức hành nghề về pháp luật, đội ngũ nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, chuyên gia pháp lý. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để tổ chức các hoạt động truyền thông về dự thảo chính sách theo quy định của pháp luật.

Công tác truyền thông dự thảo chính sách không phải là nhiệm vụ của riêng Bộ, ngành Tư pháp mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Do đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa ngành Tư pháp với ngành Tuyên giáo, Thông tin và Truyền thông, cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL, các cơ quan thông tin, báo chí trong tổ chức truyền thông dự thảo chính sách để bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin tại Diễn đàn.

Bộ Xây dựng lý giải hiện tượng 'sốt giá' bất động sản

(PLVN) - Ngày 27/11, tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, hứa hẹn mở ra một chu kỳ phát triển mới, đồng thời lý giải nguyên nhân hiện tượng 'sốt giá' hiện nay.
Ảnh minh hoạ.

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng Aeon Mall Cần Thơ (Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ). Dự án có tổng vốn đầu tư là 5.400 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024, yêu cầu UBND các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay với các nguồn lực được hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Ảnh minh họa

Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới có Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.