Truyền tải năng lượng tích cực

Truyền tải năng lượng tích cực
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chúng ta vừa bước vào tháng thứ 2 của năm 2023. Đây là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược các nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt hơn... Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp.

Trong hoàn cảnh như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ trong năm “bản lề” này, càng phải “Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội”. Đây chính là nhiệm vụ thứ 11, được nêu tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ.

Về trách nhiệm lan tỏa niềm tin, truyền cảm hứng trong xã hội, ngày 21/6/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nói: “Báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, kết nối giữa Chính phủ và nhân dân, lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực với phương châm “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp”.

Tại cuộc giao ban báo chí đầu Xuân Quý Mão, sáng qua (31/1), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu: “Mỗi nhà báo, cơ quan báo chí cần sâu sát, gắn với đời sống xã hội, bám sát thực tiễn, góp phần nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân; truyền năng lượng, cảm hứng tích cực, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Với các cơ quan báo chí nói chung và Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, rõ ràng “phải đổi mới để có đủ sức mạnh, năng lực để cạnh tranh với các loại hình, phương thức truyền thông mới, mạng xã hội,... nhằm thu hút, đáp ứng được yêu cầu của độc giả”, như chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Chưa bao giờ báo chí có sứ mệnh truyền thông chính sách như lúc này.

Theo dõi các chuyến công tác trên các công trình giao thông vận tải quan trọng của đất nước, nhất là đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, chúng ta thấy, người đứng đầu Chính phủ luôn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, thị sát những nơi tái định cư... Có điều hết sức phấn khởi là ở đâu dân cũng ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; “mong Chính phủ làm thêm nhiều con đường”.

Không chỉ Thủ tướng, các thành viên Đoàn công tác, mà những người quan tâm đến thời sự đất nước đều cảm nhận được không khí hồ hởi, phấn khởi của người dân, chính quyền, doanh nghiệp trước những cơ hội phát triển mới được mở ra từ những tuyến cao tốc. Đó cũng chính là những thông điệp về lòng tin; xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ. Cũng xin nhắc lại, năm 2023, Chính phủ xác định phương châm điều hành “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa nguồn Internet

Tiêu dùng và 'tiêu đời'

(PLVN) -  Trong bối cảnh Bộ Công an và công an các tỉnh thành liên tục triệt phá các băng nhóm “tín dụng đen”, các đường dây thu hồi nợ kiểu “xã hội đen”, núp bóng các Cty luật, Cty tài chính; xác định có hàng trăm nghìn người đã vay mượn “tín dụng đen” để tiêu dùng, rồi bị vu khống, khủng bố, đe dọa buộc trả tiền; thì vụ án cô gái đâm chết đối tượng đòi nợ kiểu “xã hội đen”; là sự việc vô cùng đáng phải suy ngẫm.

Đọc thêm

Bộ Quốc Phòng: Thời gian tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ 24 tháng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ

Hình ảnh minh họa từ Internet.
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Ninh do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung: “Cử tri phản ánh, theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ 24 tháng là dài, cử tri mong muốn nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sửa đổi thời gian phục vụ tại ngũ từ 24 tháng xuống còn 12 tháng”.

Tình trạng sụt lún nhà cửa tại Quỳ Hợp (Nghệ An): Có hộ gia đình yêu cầu tiền tỷ hỗ trợ

Cty Tân Hoàng Khang được cấp phép khai thác mỏ quặng thiếc và đá xây dựng từ 2015.
(PLVN) -  Theo ông Trương Văn Hóa, Chủ tịch UBND xã, trong số 447 hộ dân đã nhận tiền hỗ trợ, hộ nhiều nhất được 300 triệu đồng, hộ bị ảnh hưởng ít nhất được nhận 5 triệu đồng. Với 2 hộ chưa nhất trí, thì 1 hộ được Tổ công tác tính toán thiệt hại 14 triệu đồng nhưng lại yêu cầu hỗ trợ gần 1 tỷ đồng. Hộ còn lại được tính toán thiệt hại 80 triệu đồng, cũng yêu cầu hơn 200 triệu đồng.

Đừng 'cưỡng chế' học trò

Ảnh chụp từ clip
(PLVN) -  Sự việc cô giáo ở Vĩnh Phúc cắt tóc nữ sinh lớp 10 tại bục giảng vì em này nhuộm tóc, hôm 22/3, gây ra nhiều ý kiến “khó phân xử”.

Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt có nội dung gì?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bộ Công Thương đề xuất, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được đăng ký và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chấp thuận cho áp dụng theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tư duy vì lợi ích chung

Ảnh minh họa. Ảnh: Hoài Nam/VietNam+
(PLVN) - Việc cơ quan công an điều tra, khởi tố sai phạm trong hoạt động đăng kiểm với hàng loạt trung tâm đăng kiểm trên cả nước, vừa bất ngờ, vừa không bất ngờ. Điều không bất ngờ nằm ở chỗ “thói quen”.

Hoang tàn nhà chiếu hình vũ trụ duy nhất Việt Nam

Phía ngoài nhà chiếu hình vũ trụ có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian dài không được sử dụng.
(PLVN) -  Là tòa nhà chiếu hình vũ trụ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam, từng đón rất nhiều đoàn, học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập; nhưng sau nhiều năm không được sử dụng; đến nay công trình đang xuống cấp, hoang tàn.

Sự việc lấn chiếm đất tại Thừa Thiên - Huế: Tỉnh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, buộc người vi phạm chấp hành quyết định

Văn bản phản hồi Báo PLVN của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(PLVN) -  Liên quan việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” buộc ông Phạm Đình Toại khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm, trả lại đất đã lấn chiếm cho bà Trần Tố Dung, nhưng qua nhiều năm sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để; mới đây UBND tỉnh có văn bản cho biết đang xây dựng phương án cưỡng chế.

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất
(PLVN) - Nhận thức rõ mức độ bị ảnh hưởng của người bị Nhà nước thu hồi đất, khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Khi nào nuôi con nhỏ được hưởng trợ cấp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc Như Quỳnh (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang một mình nuôi ba người con (lớp 8, lớp 6 và lớp 5). Bốn mẹ con cùng một hộ khẩu và không chung với ai, không có nhà riêng mà đang phải đi thuê. Tôi hiện làm công nhân với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Xin hỏi, tôi có thuộc diện được hỗ trợ, trợ cấp gì không?

Vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng, nhân văn

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí
(PLVN) - Trong báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí vừa gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan 4 nhóm vấn đề chất vấn ngày 20/3 tới đây tại Phiên họp thứ 21 UBTVQH, có một vấn đề đáng lưu ý, là Viện trưởng VKSNDTC cho rằng án kinh tế cần phân hóa, giảm nhẹ, tạo điều kiện để chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả nếu xác định không có vụ lợi.

Phát huy giá trị, tiện ích thẻ căn cước công dân

Đại diện Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) -  Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (CCCD).  Theo báo cáo tại buổi làm việc, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khoá XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Di sản và nguồn lực

Chùa Côn Sơn
(PLVN) - Hôm qua (16/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Trong rất nhiều nhiệm vụ, Thủ tướng gợi ý Hải Dương bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực phát triển.