[Truyện ngắn] Thời thanh xuân

0:00 / 0:00
0:00
Anh đến đều đặn, tuần một lần, điều đó thành cái lệ. Bộ quần áo giản dị nhưng chỉnh tề tôn thêm vẻ chân thành của anh. Một chàng trai làng Đông. Nhận xét một cách khách quan thì anh thật hiền, thật cần mẫn. Lúc nào cũng nhẹ nhàng, không vồ vập, chẳng cuồng si. Anh luôn ở tư thế dò xét chờ đợi. Anh nói chuyện thỏ thẻ như con gái. Chuyện diễn ra êm đềm dễ đến một năm trời, nhưng tôi chưa một lần rung động trước anh. Chỉ thấy anh thật đáng thương vì có lẽ anh đã ít nhiều đặt hy vọng ở tôi...

Bởi anh không thuộc mẫu người tôi đặt ra cho mình. Từ ngày tôi nghe bà ngoại kể về thời ngày xưa, thời con gái của bà, tôi đã tự nhủ mình sẽ tìm một đối tượng cho thật phù hợp, thật giống với thần tượng. Có vậy mới môn đăng hộ đối.

 

Bà bảo thời bà đẹp lắm, thơ lắm. Trai gái xưa yêu nhau không được tự do nhưng đằm thắm và lãng mạn, chân thành và tha thiết chứ chẳng thực dụng, chóng nhớ và mau quên, thay đổi bạn tình như cơm bữa.

Ngày ấy bà đẹp nhất nhì làng Hà Thao. Biết bao chàng trai muốn chinh phục bà. Họ ăn nói văn hoa, rất hiểu biết và chàng nào cũng phóng khoáng. Trong số những người đi theo tán tỉnh bà, ông Điền là người duy nhất được bà để ý đến. Ông Điền cao to, sức vóc, đẹp trai, sống mũi cao, mắt sáng, mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ. Ông hát rất hay và chơi đàn điệu nghệ. Ông thường đàn hát cho bà nghe, những bài hát về tình yêu trai gái, về hoa cỏ mùa xuân, hay về những mơ ước dịu dàng, êm ái, hạnh phúc bên tổ ấm.

Ngày xưa nhà bà có căn gác nhỏ trong ra ngôi vườn rộng. Mỗi tối thứ bảy, ông Điền đứng dưới ngước lên huýt sáo. Bà nghe thấy đã luýnh quýnh sửa sang quần áo chuẩn bị đi chơi. Ông Điền am hiểu tâm lý phụ nữ, rằng họ cũng rất lãng mạn và thích được cưng chiều. Bà thường xuyên nhận được những bó hoa tươi lung linh phô sắc. Đêm về, bà thường hay nằm mơ thấy ông. Ông là người đàn ông ga lăng, che chở, chăm sóc bà tận tình. Cuộc sống nơi làng quê của thời xuân sắc bà êm đềm như những nốt đàn ông chơi. Bà tin tưởng ở ông, đến một lúc nào đó chín muồi, bà sẽ vui vẻ đồng ý theo ông, thành một cuộc trầu cau.

- Vậy tại sao bà không lấy ông Điền nữa mà lại lấy ông ngoại bây giờ? Tôi hỏi. Bà cười bảo:

- Do duyên số cháu gái ạ. Có phải ai yêu nhau cũng lấy được nhau đâu. Ông Điền đợt đó phải vào chiến trường, bà ở hậu phương. Vì hoàn cảnh ấy nên các cụ ở quê rất ngại, thêm nữa vì cụ thân sinh hai bên gán gả nên bà đã lấy ông ngoại cháu bây giờ. Bà không được phép chối từ. Lệnh của cụ không ai có thể lay chuyển. Ông ngoại là người mộc mạc, chất phác, không lãng mạn như ông Điền. Thực tình ngày ấy bà đau khổ lắm, lúc nào cũng có tâm trạng nhớ nhung. Các cụ ngày xưa bảo, người lính ra trận chả biết sống chết ra sao. Trong khi đó con gái có thì. Ông ngoại có dị tật ở chân và mắt, lại có hai anh là bộ đội nên không phải ra chiến trường. Bà cũng thấy thương ông ngoại. Rồi bà cũng phải chấp nhận ý người trên. Bây giờ thi thoảng ông Điền vẫn đến chơi với bà, mang theo cả bà vợ ông ấy nữa.

- Bà ơi, nếu ngày xưa bà lấy ông Điền thì chắc bà sẽ hạnh phúc lắm bà nhỉ?

- Biết làm sao được hả cháu. Có thể thời yêu nhau thì đẹp nhưng về sống với nhau rồi thì không hợp nhau nữa. Lại thấy người mình ngưỡng vọng bình thường thôi.

- Nhưng phần lớn lấy được người mình yêu là hạnh phúc phải không bà?

- Ừ, mà sao cháu hỏi cặn kẽ thế? 

Tôi nhí nhảnh:

- Cháu đang tìm người như ông Điền thời trẻ mà bà. Bà ủng hộ cháu nhé. Đám con trai ở xóm mình cục cằn quá. Không biết ăn nói gì cả. Lớn tồ tồ ý mà có người còn vô ý thức, chả giữ gìn vệ sinh thôn xóm.

Bà khuyên:

- Cẩn thận kẻo hết thời con gái mà vẫn chưa tìm được người ưng ý đâu. À Thuỷ này, bà bảo, cái anh chàng mặc áo bộ đội cũng được đấy cháu ạ.

- Không đâu bà. Anh ấy hiền quá nhưng khô cứng lắm. Nghe cách nói chuyện thì cháu biết là anh ấy thích cháu. Cháu sẽ tìm một người như thần tượng, như ông Điền ngày xưa của bà cơ. Một người lãng mạn, có học vấn một chút, nói chung là am hiểu nghệ thuật. Đã không lấy chồng thì thôi…

- Chàng trai mặc áo xanh xanh, hình như ở làng Đông cũng được chứ sao. Người như thế có tính tận tụy và thương yêu vợ con. 

Tôi ngửa mặt, điệu bộ nheo nheo mắt, ôm cổ bà, nhí nhảnh:

- Bà nghe mẹ cháu nói đúng không ạ? Huhu. Không lấy được người mình thích thì thà ở vậy còn hơn, bà nhỉ? Cái Mong, cái Lệ, cái Nhớ, chúng nó đều đã lấy được người như ý. Nhóm thân chỉ còn cháu, không thể để chúng nó chê cười vì không biết chọn.

- Cha bố cô, đáo để quá! Chắc có ai người ta rước đi cho đấy.

* * *

Bạn bè cũng bảo tôi đã là đứa đứng tuổi rồi, còn mơ mộng viển vông gì ở cái tuổi hăm hai, hăm ba. Mau mà lo cho yên bề đi. Hay nói nhất là Nhớ và Lệ. Tôi chẳng nghe chúng nó, chẳng lo lắng gì cả. Tôi sẽ chờ dịp, trên đời này còn khối người đàn ông lãng mạn, ga lăng, chiều bạn gái. Vội gì phải lấy một chàng khờ khạo, cù lần, quanh năm chỉ biết đến mỗi việc làm ăn, tối mệt lăn ra ngủ. Là con gái cũng có cái giá của mình chứ.

Tôi thường xuyên sang với ngoại hơn, có hôm hai chị em gái sang ngủ cùng ngoại cho ngoại bớt buồn. Khi thì chỉ mình tôi. Ở gần ngoại, tôi thường đòi nghe ngoại kể về thời con gái của ngoại và lúc nào cũng như uống từng lời, không chán. Đôi khi những lời của ngoại ru lòng tôi vào những giấc mơ tưởng tượng êm đềm. Tôi thấy mình hạnh phúc trong những giấc mơ đó. Ôi, tôi sẽ đạt được điều mình mong ước. Một hôm, tôi gợi ý:

- Bà ngoại ơi, cháu muốn gặp ông Điền có được không?

- Cháu gặp để làm gì ? Bà hỏi. 

- Thì cháu cũng phải được gặp thần tượng của mình chứ.

- Cha bố cô, rồi cô sẽ được gặp. Ông Điền thi thoảng vẫn cùng bà ấy về đây. Chắc cũng sắp thôi cháu ạ.

Tôi mừng thầm. Vậy là sắp được gặp thần tượng rồi. Ông Điền chắc vẫn còn phong độ lắm. Tôi tưởng tượng ra khuôn mặt trắng hồng, mũi cao, mắt sáng, mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ của ông. Bao nhiêu năm rồi, có lẽ ông vẫn giữ được dáng vẻ thời trai.

Chàng trai giản dị vẫn âm thầm đến với tôi đều đặn. Những câu chuyện của tôi và anh không quá vồ vập nhưng cũng chẳng quá tẻ nhạt. Nó quá bình thường. Tôi định lựa một lúc nào đó sẽ trả lời anh ta dứt khoát. Để anh khỏi tốn sức theo đuổi tôi. Để tôi đi theo con đường của mình. Anh là người thứ mười mấy đến tìm hiểu tôi. Mà tôi không thể trao đời mình cho một người cứ tẻ nhạt dần trong tim mình.

Một hôm, hai chị em tôi từ chợ về qua bà thì thấy ngoài sân dựng một chiếc xe máy mới. Có tiếng cặp vợ chồng lớn tuổi nói chuyện rôm rả với bà ngoại. Tôi kéo em đi cửa bên, từ từ tiến lại chào.

- Chị em chúng cháu chào ông bà ạ.

- Ừ, hai cháu đấy à? Ông già quay sang chị em tôi. Bà ngoại cười:

 - Hai cháu tôi đấy ạ. 

- Xinh gái quá đi mất, bà nhỉ? Cả hai đứa đều xinh. Tiếng vị khách lanh lảnh. 

Bà ngoại vẫy hai chị em tôi lại gần, đon đả giới thiệu:

- Đây là ông bà Điền mà bà đã kể, hôm nay bà từ Hà Nam lên chơi. Thế là được gặp thần tượng của mình rồi nhé! Muốn hỏi chuyện ông thì ngồi xuống đây, dần dần rồi ông Điền nói chuyện.

- À hà. Hai chị em đều xinh - ông Điền vuốt chòm râu bảo: - Ông có thằng cháu nội, nó được lắm. Bố nó làm cho cái cửa hàng ở đầu làng để làm ăn. Cô nào chịu làm cháu dâu ông nào? Chị hay em? Rồi ông bảo bố nó mua cho đôi vợ chồng trẻ cái xe mà chạy. Bố nó chả tiếc gì. Nhà có điều kiện thì chả cho con cái thì cho ai.

Ông Điền khiến máu tự ái của tôi sôi lên. Đã đành là thế, nhưng cách nói của ông như thể đang khoe của và muốn lấy sự giàu có ra để nhử tôi và em gái. Tôi chết trân, thất thần nhìn ông, không chớp mắt.

Thần tượng của tôi đây ư? Đây chính là ông Điền - một người phong độ đầy chất nghệ sĩ ư? Người đàn ông hào hoa trong cái ngày xưa đẹp đẽ bà kể cho tôi đây ư? Trước mắt tôi là một ông già hom hem, khắc khổ, mái tóc bạc phơ thô thiển. Sao ông lại có thể nói chuyện như thế. Tôi đứng buông tay chết lặng hồi lâu, đầu óc choáng váng, cảm thấy mình bị tổn thương khủng khiếp. Rồi tôi bỏ vào buồng trong, đóng sầm cửa lại, khóc nức nở. Mọi hình ảnh đẹp đẽ nhất của ông Điền trong cái thời của ngoại ngự trị trong lòng tôi nay sụp đổ tan tành. Tôi úp mặt vào gối, chiếc gối trở nên ướt sũng. Tôi đau đớn nhận ra sai lầm của mình. Đã khờ ngốc tưởng tượng và hy vọng vào một điều gì đó không có thực, phù phiếm và viển vông. Tôi đã vô tình không nhận ra sự khắc nghiệt phũ phàng của thời gian. Thời gian có thể làm thay đổi tất cả. Thời gian đẽo gọt thần tượng của tôi đến nông nỗi này sao? Tôi phải tìm bến nào để lòng mình neo lại, để thấy mình còn hy vọng vào những giá trị thật của tình yêu và tuổi trẻ?

Truyện ngắn của Diên Khánh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Đọc thêm

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...

Phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật rùa biển

Nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Với tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà muốn thông qua hành trình phiêu lưu của rùa biển từ khi sinh ra đến khi được hòa mình vào đại dương, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và tỷ lệ 1/1000 cũng là cái tứ để Cao Thanh Thà chọn tạo ra 1001 rùa biển bằng gốm cho triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình.

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa
(PLVN) - Những năm 60 - 70, Việt Nam có rất nhiều nữ diễn viên nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Trong đó bốn “ngọc nữ” được biết đến nhiều nhất là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Trà Giang. Họ đã trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng công chúng bao thế hệ.

'Viollage' gợi nhớ về những miền quê thanh bình

Tình yêu của nghệ sĩ trẻ Quỳnh Như với những miền quê qua "Viollage" (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm trong album “Viollage” của nghệ sĩ violin Quỳnh Như đều là những giai điệu nhẹ nhàng, thân quen với khán giả từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay, gợi nhớ về những miền quê mộc mạc, thanh bình và thắm đượm tình làng, nghĩa xóm.

Nỗ lực, bảo tồn, phát huy giá trị của Hồ Tây, Hà Nội

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội (ảnh T.D)
(PLVN) - Ngày 19/6/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN quận Tây Hồ tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí, truyền hình nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo quận Tây Hồ đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quận 6 tháng đầu năm 2024 và “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024”.

Định hình “căn cước văn hóa” cho di sản nghệ thuật chèo

Vở diễn “Như hạt mưa sa” thắng lớn tại Liên hoan Sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á. (Ảnh: Trường ĐH SKĐA Hà Nội)
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

'Điểm chạm' văn hóa giữa ballet và văn hóa truyền thống

Thưởng thức nguyên bản kiệt tác Hồ Thiên Nga.
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn sáng tạo và nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt qua những vở diễn nguyên bản đỉnh cao hay sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống và sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

'Tình lỡ' giữa dòng đời nghiệt ngã của nhạc sĩ Thanh Bình

Cố nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết. (Nguồn: HĐN)
(PLVN) - Nhắc đến nhạc sĩ Thanh Bình, có thể sẽ ít người nhớ đến tên tuổi của ông tuy nhiên nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì từ Nam ra Bắc, nhiều người vốn không lạ gì. Nổi tiếng là thế nhưng bài hát không mang lại nhiều danh tiếng, tiền bạc cho nam nhạc sĩ mà mang lại cho ông đường tình duyên buồn như tên gọi “Tình lỡ”.

“Cha để lại cho con” tôn vinh tình phụ tử

"Cha để lại cho con" đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người ( ảnh T.Trung)
(PLVN) - “Công cha như núi Thái Sơn”, nhân Ngày của Cha (16/6), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã ra mắt ca khúc “Cha để lại cho con”. Ca khúc đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người.