[Truyện ngắn] Thời của mẹ

Tranh Hoàng A Sáng (Ảnh minh họa).
Tranh Hoàng A Sáng (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Mẹ không thể tin thời gian thấm thoắt nhanh đến thế, như bao mùa nước trôi qua suối, không thể nhớ nổi. Bấy nhiêu năm về làm dâu nhà họ Bạc, lúc rảnh rỗi trên nương, mẹ vẫn kể cho chị em Dìa nghe về thời của mình. Hai đứa con gái cứ uống lấy từng lời. 

Thời yêu và ngày đẹp như hoa rừng. Mẹ mặc váy áo xúng xính xuống hội. Hoa ven đường ghen sắc níu chân người. Ngày đó mẹ yêu chàng trai họ Vi, là ông Vi Trường Vình bây giờ. Lời kể của mẹ như gió thì thào bên tai Dìa.

Tất nhiên, là lúc không có bố của Dìa. Ông Khổ hoặc còn nhớ ngày đó, hoặc đã bị thời gian lấp hết chỗ trong đầu, bởi những lo toan và công việc. Còn mẹ muốn bộc lộ cho con, như thể sợ thời gian choán hết trí nhớ bà và không muốn chồng biết điều đó. Mẹ thích kể, nhưng chỉ để các con nghe, hiểu và cảm thông. Bao năm làm lụng, sinh con, mẹ vẫn hằng thắp khuôn mặt của mình nơi căn bếp có ngọn lửa hồng, dù vất vả cũng không thấy một lời cằn nhằn oán trách.

- Ông ấy ắt hẳn yêu mẹ lắm? - Dìa hỏi.

- Ừ, ngày đó mẹ cũng đẹp, như cánh hoa ban. Ông ấy yêu mẹ nhất trong đám thanh niên bản. Ngày hội đến, nam nữ rúc rích nói cười, váy áo xúng xính đi hội. Từ đầu đến cuối bản, hoa cả cứ nõn nà ra.

Mắt Dìa ươn ướt, uống lấy lời mẹ. Cô nghĩ đến Quân của mình. Quân cũng yêu mình quá, nhưng nhà nghèo. Dìa hỏi tiếp:

- Ông ấy chắc phong độ lắm?

- Phải rồi, rất phong độ. Gương mặt cứ sáng như trăng ấy. Lại cưỡi ngựa tài, phi ngựa nhanh, làm gì cũng giỏi. Từ hát, múa đến thổi sáo, chẳng trai bản nào sánh kịp.

Dìa dõi mặt ra xa. Anh Quân của Dìa cũng biết thổi sáo. Nhưng chỉ học để thổi riêng cho Dìa thôi. Cũng vui lắm chứ. Quân không đẹp trai, chẳng phong độ. Anh là thanh niên bình thường trong bản. Anh chỉ có đức tính là yêu Dìa. Tính sao đây? Quả là không thể so sánh với người ngày xưa của mẹ.

Trời dịu hẳn nắng. Mẹ giục ra làm thôi. Bóng cây đã bảng lảng gió. Không làm cỏ mau, mưa xuống chúng choán hết cả nương ngô, lấy gì cho ngựa, cho lợn.

- Con nghe cho kỹ - người mẹ nói - Mẹ mong con cân nhắc tình yêu với Quân. Cậu ta chất phác, khỏe như con trâu gia đình người Thái.

Hai mẹ con rẽ vào vạt ngô, lẫn trong màu xanh. Đầu Dìa thấp thoáng hình ảnh Quân. Giờ này anh ấy làm gì nhỉ? Liệu mẹ và cha có chấp nhận để cô về làm con dâu nhà anh, thành con ma nhà anh?

- Ông ấy là người rất tâm lý - mẹ nói - ví như chuyện xuống chợ hằng tuần. Bao giờ ông ấy cũng đợi ở đầu dốc Thê, ngồi đúng mỏm đá quen thuộc đó. Mẹ chỉ cần bước ra đó là ông ấy cho mẹ ngồi lên ngựa, ung dung xuống chợ. Ông ấy vừa đi bộ vừa thổi sáo. Đàn bà xuống chợ dỏng tai nghe. Đàn ông cũng thèm muốn. Mẹ xinh, con biết rồi đấy. Và con biết không, gái bản trên, xóm dưới đều mê tiếng sáo của ông ấy.

Mẹ Dìa kể say sưa. Kể như thể cả dòng ký ức cứ ầm ập như cơn lũ ống tràn xuống từ bên kia vạt núi. Ánh mắt mẹ óng ánh hồi xuân. Tươi mơn mởn như đôi mắt đôi mươi vừa biết yêu. Mẹ tự hào và ăm ắp nhớ như thể muốn quay lại thời đó đến nơi. Quân của Dìa không thể so sánh được với ông Vình thời trẻ của mẹ.

Dìa cũng chẳng muốn so sánh, nhưng trong lòng cứ thổn thức theo nỗi thổn thức của mẹ. Thanh niên miệt thung lũng này, giờ thô lậu hơn cả ngày xưa sao? Phải rồi, những phiên chợ đã nhạt mờ. Những con suối dù còn vẻ trữ tình nhưng con người đã thôi không đủ đầy lãng mạn nữa.

Dìa không cần Quân phải lãng mạn và tài năng cũng như biết cách chăm sóc người yêu như ông Vình. Nhưng là con gái, Dìa tự thấy cô có quyền và ước ao được đối xử tốt, được chiều chuộng chăm sóc.

Dìa thấy rõ trong đôi mắt của mẹ niềm tiếc nuối. Phải chăng ngày đó có điều gì cách trở, mà mẹ cô và ông Vình không đến với nhau? Để rồi, dòng đời đẩy xô, mẹ đến với ông Khổ. Đôi mắt ông Khổ vằn vện dữ dằn. Dìa hỏi sự tình.

Mẹ nói, ngày đó gia đình ông Khổ khá giả, còn gia đình ông Vình nghèo. Ải, êm là cách xưng hô xưa của người Thái gọi cha, mẹ. Mẹ Dìa bảo: “Ải, êm muốn mẹ phải lấy ông Khổ. Ông ấy là cán bộ. Đấy, thế rồi mọi chuyện đã đổi thay. Mẹ lấy cha con, làm lụng, rồi chẳng ngẩng được cổ lên mà nhìn trời nữa. Bây giờ có thời gian ngẩng cổ lên, thì đã gần đất xa trời, thành một bà lão”.

Dìa an ủi:

- Mẹ còn xuân lắm - rồi cô chợt lặng - hẳn ngày đó mẹ tiếc lắm. Ông bà ngày đó nghĩ ra sao nhỉ? Phải để mẹ lấy người mình yêu chứ.

Người mẹ thở dài:

- Người Thái ta ngày đó còn nặng nề lắm. Những phong tục, lễ giáo đã đổi thay ở thế hệ các con. Ai ưng cái bụng thì lấy, chứ cha mẹ chẳng ép buộc được.

Chuyện muộn, lúc hai mẹ con ngẩng cổ lên thì trời tối. Gió lùa qua tai. Hai mẹ con rẽ vạt nương mà về. Ông Khổ khục khặc ho đầu ngõ. Đói cơm, ông nổi cáu. Giời đất nào giam hai mẹ con chúng mày hở? Có thấy con lợn, con gà nó quấy không.

Ông Khổ khục khặc một hồi, mắt đỏ au thì bỏ đi. Người mẹ lụi cụi đi vào bếp, chẳng còn đâu cái vẻ hớn hở được trở lại thời xưa. Dìa bấm bụng không nói. Trong cô chợt dâng lên nỗi thương mẹ quá! Cái bụng của mẹ thật thà nên mẹ khổ. Dìa thương cho bước chân dặm trường, cho thân phận mẹ được gả bán cho người cục súc.

***

Nhưng hình ảnh ông Vi Trường Vình đã vỡ tan như khói núi. Đó là ngày tết Xấp Xí của đồng bào, ông Vình uống rượu say, lèm bèm chẳng coi ai ra gì. Bữa cỗ mất không khí hòa đồng. Ông không có vẻ hào hoa phong nhã như mẹ kể. Dìa chỉ nghe mẹ kể và nhìn thấy những lần ông đi qua, chứ chưa một lần nói chuyện.

Trước mặt Dìa, đó là một người đàn ông tóc bờm xơm, mặt gẫy khoằm, da tái và đôi lông mày dựng khá dữ tợn. Sao thế nhỉ? Đây có phải người ngày xưa của mẹ, người mà mẹ vẫn kể cho Dìa. Dìa chết sững chân, đến nỗi không tin vào tai mình, mắt mình nữa. Thật tức bụng là, người mẹ cũng biết thảm cảnh đó. Một kẻ bê tha. Mẹ ái ngại nhìn Dìa, nửa van xin nửa ái ngại. Còn Dìa chỉ muốn nói là: không sao đâu mẹ ơi.

Nhưng dẫu thế thì một bên tim Dìa đã quặn đau. Trong sâu thẳm con tim, cô ao ước một người đàn ông như thế là chồng mình. Dù không hoàn toàn, thì phần lớn được như vậy là tốt nhất. Nhưng sao thế này? Ông ta còn không đứng vững nổi, còn chẳng leo được lên lưng con ngựa, dù gã con trai tên Vài hách dịch đã đỡ lên.

Mấy người họ hàng ùa ra đỡ ông. Ông Vình khua tay: “Không cần, ta đi được, không cần”. Rồi lại ngã bổ chửng. Người họ hàng ôm ngang lưng. Ông Vình đẩy ra:

- Cóc cần mà. Ta không nhất thì nhì bản. Ta cóc cần!

Mấy người khác xì xào. Chuyện là trong mâm cơm, mấy người chuốc rượu rồi chành chọe nhau. Ông này hạ bệ ông kia, ai cũng cho mình giỏi giang. Ông Vình nổi máu điên, đập chén, phá mâm. Quá xấu hổ, mấy anh con ông mang cáng võng khiêng ông về.

Người mẹ không dám đả động gì đến chuyện đó. Tưởng như những ký ức của mẹ cũng vỡ vụn từ lúc nhìn thấy cảnh tượng xấu hổ. Và chắc lẽ, bà thấy ái ngại cho con. Bà sẽ khuyên con thế nào đây, khi thần tượng của con đã sụp đổ.

Bà hiểu, có đêm, con bà nói thầm: “Con ao ước lấy được người chồng tốt, như con trâu, con ngựa quý đó”. Hẳn trong thâm tâm, người mẹ thấy xấu hổ trước con. Vì trước con, bà không dám nhìn thẳng vào mặt nó.

Chuyện tưởng vậy thôi, ông Vình lại phát tác bệnh đổ đốn. Say và say. Hôm trước ông ta còn bị công an xã triệu tập vì sử dụng thuốc phiện. Có người đồn ông ta còn bán lẻ. Ông lọt vào đối tượng bị theo dõi rồi. Sao trước đây im ắng, giờ ông ta nổi tiếng vậy? Dìa thấy đau ở ruột còn người mẹ thấy nhức ở tim.  Ông Khổ từng nghe thấy hai mẹ con nói chuyện về ông Vình, hất hàm: “Thấy nó chưa? Đẹp mã với chả tốt người!”. Người mẹ bẽn lẽn không nói. Đầu bà cúi xuống sâu hơn, cam chịu.

Mấy hôm sau, thằng Vài con ông Vình hách dịch chặn đường Dìa. Nó hất hàm:

- Mày làm dâu nhà tao không?

Hỏi nghe lạ. Chưa gì đã muốn người khác làm nô lệ hay sao? Dìa không trả lời, cố tránh đường khác thì thằng Vài túm được tay. Nó ghìm chặt khiến cánh tay cô nhói buốt. Cô bấm bụng: Làm dâu nhà mày để hành hạ ta tàn đời sao? Đúng là bố nào con nấy. Nhiều lần Dìa chạm mặt Vài, nhưng cô cố tình tránh. Lần này tránh không nổi. Cô biết không thể yêu một người như thế. Cô chọn Quân, chàng trai nền nã thật thà.

Một ngày nọ, ông Vình dẫn theo Vài đến nhà Dìa. Họ hẹn với ông Khổ. Họ bảo nói chuyện người lớn, chờ ngày mang lễ vật sang. Giọng bố con ông Vình vẫn sặc sụa mùi trịch thượng. Mẹ Dìa không dám tham gia gì, chỉ ông Khổ tiếp chuyện. Dìa kinh hãi, ẩn mình phía sau nhà. Hàng xóm rỉ tai Quân. Anh đi đường tắt chạy sang.

Gặp ánh mặt sầu não của Dìa, Quân bảo: “Đừng lo, còn có anh. Anh sẽ nói sớm với bố mẹ anh. Bây giờ là thời nào rồi, nhà đó không có quyền”. Dìa gật, nhưng lòng còn chưa yên: “Em sợ cha, ông ấy gia trưởng!”. Hai người cuống quýt bàn tính. Lúc đó ông Vình mới dẫn con trai về, không quên nói to một câu: “Hai họ chờ chọn ngày đẹp thôi”.

Những ngày rẫy sau, nắng tỏa thơm từng vạt đồi. Dìa đi nương, bất ngờ bị Vài chặn đường:

- Đi đâu vội vàng em ơi. Chầm chậm lại nghe anh hát, anh nắm cái bàn tay.

Vài dở thói sàm sỡ. Dìa đẩy hắn ra. Hắn lại dính vào. Mấy người đi nương cười hô hố. Dìa xa xẩm mặt mày. Làm sao thoát khỏi hắn đây? Thật may, Quân của cô đi tới. Hai người thanh niên nhìn nhau. Dáng Quân cao lớn mạnh khỏe hơn. Thằng Vài chỉ được cái hách dịch ương bướng.

- Thì sao nào? - Vài vênh váo - nhà con Dìa đồng ý nhà tao rồi, chỉ đợi ngày thôi. Không thằng nào được động đến, trừ tao.

- Chẳng còn thời xửa xưa nữa - Quân quả quyết, lúc này Dìa đã đứng nép vào anh - Nếu Dìa không đồng ý thì không ai có thể cưỡng bức được cô ấy.

Thằng Vài thét lên:

- Cái thằng oắt, mày dám? Tao sẽ cho mày biết lễ độ.

- Tao thách đấy - giọng Quân vẫn cứng đanh - không ai có thể tác oai tác quái được. Còn có lẽ phải bảo vệ.

Nói rồi, Quân kéo Dìa đi về phía mặt trời mọc, mặc thằng Vài đứng trân trân. Anh biết, chống lại nhà họ Vi chẳng dễ dàng gì. Nhưng vì tình yêu, anh sẽ làm hết sức có thể. 

Anh yêu Dìa.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.