[Truyện ngắn] Quãng vắng

[Truyện ngắn] Quãng vắng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hồi còn học trường huyện, một buổi ngủ dậy muộn, sợ trễ giờ, Nga đã đạp xe tắt qua con đường gạch nghiêng chạy cắt giữa cánh đồng Sợi Chỉ để đến trường.

Từ đó đến nay, Nga chưa đi lại con đường đồng ấy lần nào nữa. Phần vì còn mải đi học xa, phần vì thửa ruộng trên cánh đồng ấy mẹ Nga đã bán cho người khác. Nhưng Nga vẫn nhớ cái cảm giác hoang vắng, chợn rợn khi đi qua cánh đồng Sợi Chỉ. Cánh đồng dài dằng dặc, vắng tanh. Mặt đường lồi lõm “ổ gà”. Cỏ dại chờm ngang bánh xe. Mấy cái ao cá méo mó. Giữa đồng, gò đất cao chồi lên. Cây si um tùm xòe tán kín cả gò, rễ bám rễ buông trùm lên cái miếu tây thấp lè tè.

Thế mà, sáng ấy, Hưng rủ Nga đi uống nước. Hai đứa ngồi trong quán Si Non. Hưng đang khuấy cốc nước cam cho Nga, Nga giương điện thoại lên ngắm mấy cành si la xuống vòm quán chỗ hai đứa đang ngồi, chụp ảnh tanh tách. Hưng bỗng nói: “Đồng Sợi Chỉ có cây si cổ. Mùa này quả đan vàng rực, gọi bao nhiêu là chào mào, chích chòe về”. Nga bấm thêm hai kiểu nữa. “Cây ấy gần ông Đông Đống, ai mà dám gần chứ”.

Tiếng thìa chạm thành cốc lanh canh. “Em, sắp đi dạy học rồi mà vẫn sợ ma trong những câu chuyện truyền miệng ở làng mình à?”. Nga cong môi, liếc nhìn Hưng: “Em chẳng sợ!”. Hưng chọc: “Chắc chắn em sợ thì mới không dám gần cây si cổ rồi”. Nga ngồi xuống ghế, mắt nhìn thẳng mắt Hưng, tay cầm cốc nước cam: “Ấy là em nói thế, chứ em chẳng sợ. Em đã từng đi qua đấy một mình lâu rồi”. Nga uống một hơi, cốc nước cam vơi còn một nửa. Hưng tủm tỉm cười: “Thế giờ em có dám ra đồng Sợi Chỉ một mình không?”.

* * *

Tờ mờ sáng, đường còn vắng bóng người, Nga chạy bộ ra đến đường đồng Sợi Chỉ. Hai bên đường hoa cỏ ấu, xuyến chi xanh mướt mát, cao ngang đầu gối, chờm cả ra lối đi. Đường gạch gập ghềnh, lồi lõm, bửa bung ngày trước đã thay bằng bê tông phẳng lì, êm du. Cánh đồng Sợi Chỉ lúa đang kì con gái. Đêm qua có một trận mưa rào nên nước xâm xấp, lúa xanh bưỡi như vừa rắc lượt màu.

Tiếng xe đạp lạch cạch phía sau, Nga tránh đường, người đàn bà đội nón mê, quần xắn tới đùi, bắp chân còn vương bùn đất, gồng mình đạp xe, phía sau chằng mấy sọt rau muống, rau lang. Con đường bớt đi phần nào cái tĩnh lặng.

... Qua ba lô ruộng, Nga vừa chạy vừa nhìn xung quanh, bước chân chậm dần. Mấy tháng nay bận đi thực tập, cô ít chạy thành ra nhanh bở hơi. Bụi trinh nữ rậm rạp phía trước. Mấy dây hoa bìm bìm chằng chịt lên cây ổi găng còi cọc cạnh bờ ao. Cái ao cá lở vỡ có thằng bù nhìn đội nón cạnh bờ cầm cờ rách te tua phe phẩy trước gió. Bụi chuối ngốc thân to nần nẫn. Trên trời, mấy đám mây xám kéo đến khiến cho không gian bỗng sẫm lại. Hình như có tiếng bước chân theo sau. Nga quay lại, chỉ thấy mấy tàu chuối khô loạt xoạt trong gió. Nga bậm môi, chạy gằn. Cô nghe thấy trống ngực đập thình thịch. Một luồng hơi lạnh chạy xuyên qua gáy, gai ốc bỗng nổi lên.

Phía trước là bóng cây si cổ, cái đống có mấy ngôi mộ tròn lúp xúp trong cỏ dại. Con đường đồng dài hun hút không một bóng người. Tiếng bước chân lại nện trên đường đuổi theo cô. Hưng đã dặn cô khi mất bình tĩnh thì đừng có quay lại phía sau. Nhưng làm sao cô có thể không quay lại phía sau khi tiếng bước chân nện xuống đường mỗi lúc một tợn bạo. Ngày còn bé theo đám bạn ra sân kho xem chiếu bóng về khuya đi qua cái ao Cả có bụi tre đằng ngà cứ kẽo kà kẽo kẹt cô sợ rúm người vẫn ngoái lại phía sau. Bóng cây tre đổ ra đường dưới trăng như bóng người đuổi theo cô khiến chân cô ríu lại rồi vấp ngã. Đám bạn, đứa cầm nửa hòn gạch ném vào bụi tre hét lên: “Có giỏi ra đây đi ma”. Chẳng con ma nào ra. Đám bạn xúm vào nâng cô đứng dậy, đi vài ba bước rồi cả bọn lại ù té chạy.

Gió thổi tốc lên lẫn theo cả mùi mồ hôi dầu. Nga nhớ lời Hưng dặn, hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh, cô chậm nhịp bước chân. Tiếng bước chân phía sau cũng có vẻ chững lại. Nhưng khi cô bắt đầu chạy, nó cũng chạy theo, cô dừng thì tiếng bước chân cũng dừng. Mồ hôi đã rịn trên trán. Đôi giày thể thao như bó chặt lấy bàn chân căng tức càng khó chịu. Nga quay phắt lại. Một gã thanh niên cao lớn, mặt, người rừng rực như ngọn lửa rừng đang chạy đuổi theo cô.

Mắt gã sững lại giây lát khi gặp mắt Nga. Gã nhếch miệng cười nhăn nhở. Gã đột ngột tăng tốc. Nga luống cuống, quay đầu chạy. Mùi nguy hiểm đang bủa vây lấy cô. Bóng cây si già buông cành lá khắp trên đống, cây cỏ dại um tùm như đồng lõa với gã. Mắt Nga bỗng cay xộc, tứa ra hai giọt nước rớt xuống miệng mặn chát.

Nghĩ đến Hưng, lòng Nga bỗng nhói lên. Hưng hứa sẽ là người che chở cho cô trong suốt cuộc đời đầy rẫy những chông gai này. Sẽ yêu cô hết lòng. Hưng còn ích kỷ đe dọa, không bao giờ cho một người đàn ông nào khác chạm đến dù là cổ tay cô. Anh yêu Nga, chăm Nga khiến đám bạn gái phát ghen. Mỗi khi anh lên kí túc xá thăm Nga bao giờ cũng đèo cả ba lô rau quả, thức ăn cho cả phòng. Anh còn tự tay làm những lọ ruốc cho Nga.

Anh hay đèo Nga đi hiệu sách mua cho cô những cuốn cô thích. Mẹ Nga từng nhỏ to sau khi Hưng xin phép qua nhà để tìm hiểu Nga: “Thằng Hưng chững chạc, đoàng hoàng, biết lo toan gánh vác công việc từ bé, bố mẹ rất ưng”. Hưng hơn Nga ba tuổi, hai đứa cùng làng, chơi với nhau từ bé. Như những cái cây cùng lớn lên trong ngõ xóm, lại được hai bên gia đình vun vén, chuyện tình của hai người đã diễn ra đẹp như mơ. Hưng đã tính vào đầu năm học, Nga ổn định công việc thì cuối năm sẽ cưới. Trước khi cưới, Hưng sẽ dẫn Nga về quê nội, làng hoa bên kia sông để ra mắt họ nội. Nga thích mê cái làng có hoa từ đồng vào đến sân Hưng kể, chỉ mong một ngày được theo Hưng về. Vậy mà, giờ anh đưa Nga vào hoàn cảnh nguy hiểm như thế này. Bắt đầu từ lời khích cô có dám đi ra đồng Sợi Chỉ kia không. Anh có thực sự thương yêu Nga không khi mà anh lựa chọn Nga ra đồng vào buổi sáng sớm? Cô bắt đầu hoảng loạn. Chân đã mỏi rã rời. Nếu Hưng yêu cô sao lại để cô rơi vào tình cảnh này? Rủi may có chuyện gì xảy ra…

Nga nhớ lại chuyện cái Nhi. Sớm ấy, mẹ Nhi cảm, Nhi đi chở bún lên chợ giao cho mấy hàng ăn giúp mẹ có lẽ cũng bị gã đuổi đến hoảng loạn như cô lúc này. Chiếc xe đạp của Nhi thì cọc cạnh, thúng bún thì nặng. Con bé phát hiện ra gã thanh niên đang đuổi theo mình phía sau giữa đồng không mông quạnh nên càng cuống. Xe bỗng tuột xích. Tiếng cười dâm dật tan vào sóng lúa. Một người hàng xóm đi tát nước sớm, nhận ra cái xe đạp chằng thúng bún đổ chổng kềnh ven mương, hoảng hốt tìm xung quanh. Trên đám cỏ giập nát, con bé nằm ngất như một cái xác, quần áo rách bươm.

Mồ hôi túa ra. Nga đá vào nửa viên gạch vỡ, người ngã lao về phía trước. Gã dấn lên. Nga cầm viên gạch vỡ trong tay ngồi dậy. Gã thanh niên chờn chân, lau mép cất giọng cười man dại. “Anh muốn gì, sao anh lại đuổi theo tôi?”, Nga ném cái nhìn nảy lửa về phía gã, gằn từng tiếng. Gã liếm mép: “Cô em xinh đẹp, sao phải dữ dội thế làm gì. Bỏ gạch xuống đi nào!”. Gã lao đến, túm lấy tay Nga.

Nga xoay người, vung tay. Gã né người. Viên gạch sượt qua vai. Gã lao vào ôm lấy cô. Cô vùng vẫy, cắn vào bả vai gã. Cánh tay gã tát bốp vào mặt cô khiến cô xây xẩm mặt mày. Gã ghì chặt cô, lôi vào sau gốc si. Nga cố giãy giụa để thoát nhưng không được. Sức mạnh của gã lúc này là sức mạnh của con sói đang động dục. Nga chỉ như con nai non cùng đường.

Mặc cỏ dại, cành lá phất vào mặt, mặc cô giãy giục, gã đè ngửa cô xuống. Người gã nặng phiến đá, Nga tưởng như đã vỡ nát như miếng bánh đa. Nga vẫn cố vùng thoát nhưng không thoát khỏi được bàn tay thô bạo, cứng như những gọng kìm của gã. Gã giật tung cái áo. Bộ ngực trần lồ lộ dưới nắng. Nga rùng mình. Nhìn thấy cái dây chuyền trên cổ Nga, gã giật đến phực. Nhìn con mồi, gã liếm mép. Một tràng cười khục khục man dại. Gã bổ hàm răng xuống miệng cô. Cô gồng mình, nghếch cổ, cắn vào bắp tay gã. Miệng cô đỏ lòm, tanh lợm mùi máu.

Gã rống lên vì đau. Gã vừa vung tay lên định tát vào mặt Nga thì một bàn tay đã bóp chặt tay gã. Gã bị bồi thêm một cú đá móc nên ngã ngửa ra sau. Nga lổm ngổm bò dậy. Nhìn thấy Hưng đè lên người gã, Nga bỗng khóc tức tưởi.

* * *

Nhi ngồi ở đầu hồi, thấy bóng người thì lỉnh vào trong buồng. Bác Dũng, bố Nhi đang chặt cây tre để làm lại cánh cổng. Mẹ Nhi khỏi ốm đã dậy đi chợ.

Bác Dũng pha nước mời khách. “Từ lúc con Nhi gặp chuyện, nhà cửa buồn lắm hai đứa ạ. Nhìn thấy mặt hàng xóm cũng ngại. Hôm qua, bác đưa nó lên đồn công an về, nó chẳng nói gì, cứ lừ lừ như vậy đấy”.

Hưng nắm chặt tay bác Dũng: “Tên Ngạc bị bắt rồi, chúng cháu đang hoàn thiện hồ sơ, gặp gỡ các nhân chứng. Nhi đã nhận mặt hắn. Sáng nay, có người đàn bà nhỡ thì làng bên biết tin cũng đã lên tố bị hắn hãm hại khi đi chợ sớm. Hồi trước, vì ngượng, cứ giấu ém đi. Hắn sẽ bị trừng trị đích đáng”.

“Cảm ơn hai đứa đã giúp bác đòi lại công bằng cho con bé. Thế Hưng được điều chuyển về xã công tác lâu chưa mà kín tiếng thế?”. Hưng nhìn Nga cười nhẹ: “Sau khi xảy ra vụ em Nhi, cháu được luân chuyển về”. “Còn để những tên như tên Ngạc nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì làng xóm sao yên bình được. Con Nhi dù có bị mang tiếng, bác cũng chẳng ngại nữa. Chỉ mong bắt hết bọn xấu xa ấy vào tù thôi các cháu ạ”.

Nhi lấp ló sau cánh cửa, bác Dũng gọi: “Ra đây con. Anh Hưng với chị Nga sang chơi”. Nhi rón rén đi ra. Nga kéo Nhi ngồi xuống bên cô. Khổ thân, cô bé mới mười sáu tuổi mà đã không may gặp chuyện đau lòng. Nga nắm tay Nhi, hỏi về mấy bụi hoa mâm xôi mà cô bé trồng trước sân. Nhi bảo nếu Nga thích sẽ cho Nga cây con về trồng. Nhi kể, cây mâm xôi mỏng manh, nhỏ bé. Trận mưa bão tràn qua đã làm chúng rạp hết xuống đất. Hôm qua bừng nắng, từng cành nhỏ lại ngóc lên, hoa nở tím biếc.

Lúc Nga ngồi sau xe, Hưng hỏi: “Khi gặp thằng khốn ấy, em có buồn giận gì anh khi đã nhờ em giúp phá án không?”. “Không chỉ lúc ấy mà cho đến bây giờ em vẫn còn giận anh”. Chiếc xe đạp chậm lại: “Anh xin lỗi... Quả thực lúc ấy bí người quá”. Nga nép vào lưng Hưng: “Em giận anh lắm đấy. Bởi từ sau hôm ấy đến nay, anh đã quên lời hẹn đưa em về thăm quê nội anh, làng hoa bên kia sông”. Hưng vòng tay nắm tay Nga: “Anh đang định nói về chuyện ấy đây. Hôm nay, bên quê nội anh có đám hỏi em họ, anh sẽ đưa em về luôn nhé”. Nga ôm lưng Hưng, thoảng nghe trong gió có hương hoa từ làng bên kia sông thổi sang.

Truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.