[Truyện ngắn] Ông Muối

[Truyện ngắn] Ông Muối
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khuôn mặt vuông vức, tự tin, ông nói có người nghe. Trong buổi chiều nay ông đã tranh thủ gặp được bốn bạn hàng quen thuộc. Những cái bắt tay cho thấy sự tiến triển tốt. Mệt, nhưng thấy vui.

Nhiều người bảo biết gì khổ nấy. Ông Muối không công nhận. Thế ông biết buôn kiếm tiền nuôi vợ con cũng khổ à? Mấy chục năm bươn bả bán muối khiến mùi mồ hôi tóa ra cũng xè xè mặn. Đôi bàn tay ông lúc đỏ au, lúc đen sạm to như tay gấu vẫn vục vào đống muối, cân, đóng túi thuần thục khéo léo. Cũng chính đôi bàn tay ấy chất lên xe, thồ ra chợ, bốc dỡ, bán. Ông bán muối không hẳn đó là công việc kiếm ra tiền, còn vì ông muốn mình đừng nhạt. Nhưng đâu phải ai cũng may mắn như ông, tìm được thứ ủ ướp cho cuộc đời mình!

Xưa làng nghèo. Người vợ bế ngửa con tiễn ông đi bộ đội với đôi mắt ngân ngấn. Ông nói: “Đánh giặc xong trở về, anh sẽ dựng nhà đàng hoàng”. Bà vợ chỉ hỏi: “Nghèo, dựng nhà bằng gì?”. Ông gật gật đầu rồi đi. Mái tranh nghèo phất phơ gió đưa tiễn. Con ngõ quanh năm nhợt nhạt lầy lội nâng bước chân. Hàng râm bụt đậm đà xanh nở hoa tỏa hương, chào. Ông không muốn ngoái lại lần nữa vì sợ mình không đi nổi. Hai mươi ba người đi lính cùng đợt chỉ bảy người về, hai người lành lặn. Nỗi mất mát chẳng chê gia đình nào. Nơi đạn bay như vãi trấu, bom thả đì đùng, những người bị thương trở về không nghĩ mình may mắn, cũng chẳng coi đó là số phận. Các ông coi những tháng ngày gian khổ đó là nhiệm vụ với đất nước và mình sống được là nhờ những đồng đội đã hy sinh. Vẫn con ngõ đó, hàng râm bụt đón ông. Chỉ có điều, thêm những tiếng chim nhỏ lích chích trong vòm lá. Bà vợ ôm chồng thật chặt: “Mình về là tốt rồi”.

Lành lặn chẳng có gì phải ngại cuộc sống vất vả. Người bị thương thiếu sức lực thừa khó khăn. Ông Muối và ông Thử với những vết thương chi chít, nương tựa vợ con. Ba người cụt một tay vài năm sau đều có người nâng khăn sửa túi. Đó là sự tác hợp của lòng nhân hậu và tình người. Vợ các ông chất phác toát lên chất nghị lực. Nhưng cái nghèo xiêu vẹo của làng vẫn khiến cánh thương binh lao đao. Một vài người khinh miệt bĩu môi khi thấy bước chân ông Muối tập tễnh. Mấy đồng đội than thở, tự ti. Sinh con ra, đứa không thành hình hài, đứa khuyết tật vì ảnh hưởng chất độc màu da cam. Cuộc sống đã khổ lại thêm khó. Ông Thạch, ông Ngạnh tính đi ăn xin. Sợ xấu hổ, họ tính đi xin nơi xa.

Mấy ngày liên tiếp, cứ cuối chiều ông Muối đi qua đi lại ngắm đồng và nhìn về làng. Ông nhủ với những đám mây và lòng mình, sẽ không chịu lùi bước trước khó khăn, đi đến một quyết định. Ông pha trà mời bạn đến hiên nhà nhiều tiếng chim và gió. Họ không hiểu ông định làm gì. Rồi ông nêu ra các bước. Năm thương binh chúng ta không thể ngồi chờ sung rụng. Ta hãy thương mình trước. Ta thương mình nghĩa là sẽ biết cách để không chịu khuất phục những hèn yếu của tấm thân đã bị thương. Không để những khó khăn đánh cắp sự dũng cảm vốn có trong tâm hồn người lính. Ta phải giằng lại lòng dũng cảm khi giặc khó khăn cố cướp lấy, thắp lên tự tin cho bản thân và những người trong gia đình. Ngày thường đồng ruộng vất vả rồi. Nay ta cố thêm chút nữa, đi buôn. Mà buôn gì bây giờ? Quần áo, giày dép, thuốc lào, bát đũa… Đất nước đổi mới rồi, ý nghĩ cũng phải đổi mới.

Giọng ông Muối cứng cỏi, đầy quyết tâm. Những ý nghĩ đó được thốt lên sau nhiều đêm vắt óc suy nghĩ. Ông Muối chọn buôn muối, nước mắm, dấm ớt. Những thứ giúp bữa cơm người dân không nhạt. Ông Thử buôn thuốc lào. Hai ngày một lần lên vùng Mủng cất thuốc về bán cho người ngồi lẻ ngoài chợ cùng mấy quán tạp hóa quanh làng. Ông Thạch, ông Ngạnh, ông Thỏa cũng phải có việc. Ông Thỏa thường xuyên đau yếu nhưng thích trồng rau nuôi cá. Tính ông hiền, tự thấy mình và vợ bám đồng ruộng cũng đủ ăn. Còn ông Ngạnh, ông Thạch? Đời người là khúc quân hành nhưng ta không ăn mày dĩ vãng. Hay ông Ngạnh cùng buôn muối, gạo, còn bà vợ tiếp tục đồng ruộng? Ngày mùa bỏ ra dăm ba ngày xắn tay giúp vợ cấy cày hoặc thu hoạch. Kế hoạch này được bàn thảo, nào là nhập hàng ở đâu, bán như thế nào. Lúc sau mấy ông nhìn nhau, đã sức yếu lại mất một tay, khuân gạo bằng cách nào. Chỉ có thể cáng đáng vài cân muối, ít thuốc lào. Dù chẳng ai nói ra, nhưng tất thảy coi ông Muối là có thể kiến thiết cuộc sống cho nhóm thương binh về làng. Các ông nhủ lòng không chấp nhận dặt dẹo trong đống bệnh và sự khiếm khuyết. Dù sự khiếm khuyết đó là để vá lành đất mẹ, cho đất mẹ tạnh mưa bom bão đạn. Suy đi tính lại, ông Hỏa và ông Ngạnh, ông Thạch buôn muối mắm, long nhãn, vải vóc và dần tìm hiểu thị trường, tiện gì buôn tiếp. Ông Ngạnh, ông Thạch còn chút lăn tăn thì ông Hỏa gạt đi. Ông Muối gợi nhớ bao trận đánh ác liệt, kể lại những đồng đội nhiều lần bị thương. Có người trúng mảnh bom, được đưa về tuyến sau điều trị, khỏe, lại xung phong cầm súng. Hỏi thì nói đùa rằng nghiện mùi thuốc súng. Thật ra là thương đồng đội, muốn tiễn thêm nhiều tên giặc về thế giới bên kia. Gan góc đến thế là cùng. Ông Muối động viên: “Chúng ta đều trúng bom đạn nhưng chẳng chết, đi buôn những thứ pháp luật không cấm thì chết sao được. Muốn nuôi vợ con có cuộc sống tốt thì phải thò cái mặt vào thương trường”.

Đồng đội của chồng về rồi, bà Muối hỏi nhỏ chồng:

- Ông định buôn thật ư? Gì thế, tôi nghe lõm bõm?

- Muối.

Ông Muối biết lấy muối ở đâu rẻ, đổ lẻ cho mối nào thì gỡ được tiền ăn sáng. Thuốc lào sợi nơi nào vừa thơm ngon vừa hút đượm. Chợ phiên nào họp đông người. Muốn buôn giỏi phải hiểu đường đi. Hiểu rồi đôi chân sẽ tự dẫn đến những phiên chợ tấp nập kẻ mua người bán. Chợ búa mà vắng như chùa Bà Đanh thì buôn bán với ai. Hai tháng đầu cực nhọc cho lời lãi rất ít. Chả là mua tạ bán cân. Khi cân nhiều người đòi tươi nên mỗi tạ ngót vài cân là thường. Kiếm được miếng cơm với người lành lặn còn khó, với thương binh khó gấp ba. Nhưng khó thì được phép chùn bước sao?

* * *

Từ tháng thứ tư trở đi, ông Muối buôn đâu thắng đó do đúc rút kinh nghiệm, đóng từng cân muối vào túi trước khi bán. Chẳng ai đòi thêm. Những trận thắng của ông ban đầu cũng nhỏ nhoi như ước mơ ông và đồng đội. Là cho vợ con một cuộc sống đỡ vất vả, sửa lại mái nhà dột, xây thêm chái đựng đồ. Ông Ngạnh và ông Thạch giúp vợ chồng ông Thỏa quanh năm dùng muối miễn phí.Ông Muối có tên thật là Hỏa. Khi nghề buôn phất lên, người dân dần dần gọi ông Hỏa theo đúng nghề thành công: Ông Muối.

Các ông rỉ rả họp đúc kết. Công việc được đánh giá là thành công mĩ mãn. Mỗi người đều được những trải nghiệm, sửa sang lại cho vợ con mái nhà và giúp những bữa cơm không còn quá đạm bạc. Lời hứa với vợ con trước ngày lên đường nhập ngũ đã thành sự thật. Làng khấm khá hơn. Một số hộ phởn phơ của ăn của để. Ông Muối cho con trai cả làm quen nghề. Dân làng những năm tháng còn nhọc nhằn này ít có tiền ăn nước mắm. Nhà nào cũng ủ một đến hai chum tương to, ăn quanh năm. Làm tương không thể thiếu muối. Con trai cả được giao cung cấp muối cho toàn bộ xóm Trại, xóm Hồng. Vợ ông giúp phụ trách xóm Điếm, xóm Đoài. Vài người làng đến học ông Muối cách buôn vặt. Họ buôn khoai sắn đậu lạc. Mấy người tung hô ông Muối là tổ nghề buôn của làng.

Một lần trong bữa cơm, con trai lớn hỏi:

- Tại sao bố buôn muối mà không phải thứ khác?

- Bố không muốn mình nhạt.

Câu trả lời của ông khiến con trai bật cười. Câu trả lời chưa làm cậu thỏa mãn. Hai lần khác cậu hỏi, ông vẫn trả lời như vậy. Cậu không hỏi nữa. Thời gian thấm thoắt trôi, ông Muối cùng đồng đội ngày càng có của ăn của để. Muối làm mặt người rạng ngời.

* * *

Dấn thân cho nghề, bây giờ ông Muối đã trở thành giám đốc công ty cung cấp các loại muối cho một vùng và nhiều đầu mối bán buôn bán lẻ khác. Muối i-ốt, muối tinh, bột canh và nhiều thành phẩm về muối. Ông là doanh nhân muối, người đã ướp mặn cho bao cuộc đời nhạt và suýt nữa nhạt. Đồng đội và con đồng đội được ông tạo điều kiện cho làm việc, thu nhập ổn định. Ai hỏi tại sao đầu tư sâu, ông phân tích: Xét đến cùng muối cũng là thứ thiết yếu như gạo, thuốc chữa bệnh, xăng dầu. Không có muối không thành bữa cơm đậm đà ngon. Không có muối vào, cơ thể sẽ giảm natri máu, gây phù tay chân. Kẻ thiếu muối trong tâm hồn cũng trở nên nhợt nhạt, không có tinh thần, thiếu sự mạnh mẽ quyết đoán. Con cá không ăn muối, cá ươn. Nghề buôn muối sẽ vẫn phát triển. Càng phát triển khi ký hợp đồng với một số nguồn cung nguyên liệu ổn định. Công việc muôn năm. Nghề muối muôn năm. Đồng đội nể ông. Gia đình, làng xóm, chính quyền nể ông. Còn ông chưa thật nể mình nhưng tự thấy từng thớ thịt, mạch máu bản thân vẫn được ướp trong lòng từ ái và muối thế gian, muối quyết tâm. Thứ muối không nạp được bằng miệng nhưng cảm qua tâm hồn.

Có tiền, ông xây nhà tình nghĩa cho ông Thỏa, những người neo đơn trong làng, xã. Các xã bên có thương binh nặng, gia đình chính sách nghèo ông cũng tận tình giúp đỡ. Ông Ngạnh bảo: “Ông đã làm sáng quê hương và giàu cho đồng đội”. Ông Thử nói: “Không có ông chúng tôi thành những kẻ vô nghĩa”. Ông Muối cười, xua tay: “Chúng ta đang làm những việc có ích. Tôi cũng chẳng là gì nếu thiếu các ông”. Ông Muối lại ra đồng, trò chuyện với đồng, mây, gió và nói lời cảm ơn quê hương.

* * *

Con trai cả ông Muối than:

- Xưa bố giàu thì không phải đi buôn muối. Không thành ông Muối.

- Giàu là giàu thế nào. Làng ta ngày xưa nào có ai giàu.

- Nay họ giàu. Giàu vì bán đất. Bố mà có đất cha ông để lại rồi bán đi cũng không phải buôn muối nữa. Chúng ta cũng đâu thể thuận buồn xuôi gió, có lãi từ buôn muối mãi.

- Bố có đất tổ tiên cũng không bán.

- Qua học và quan sát, con biết được là đất nước ta giàu có tài nguyên. Làng ta đầy tài nguyên.

- Lúc nào cũng ôm tư tưởng bán đất lấy tiền ăn thì hỏng à?

Đang phát đạt thì công ty ông Muối gặp khó khăn. Nguyên nhân là sự nanh nọc ngoài thị trường đe dọa doanh nghiệp tư nhân. Nhiều người nhập hàng giá rẻ về tung chiêu phá giá. Ngoài đầu huyện nhà máy sản xuất muối công nghiệp án ngữ. Những mối quen nhận hàng của ông Muối đổi đối tác, ký đơn với nhà máy muối công nghiệp nhiều tiện lợi nhưng đe dọa môi trường xanh. Ông Muối họp gấp những người nòng cốt công ty. Đồng đội hoang mang, người lao động lo lắng.

- Điều này tôi đã lường trước - ông Muối nói - chúng ta còn phải đối mặt nhiều chuyện gay go hơn thế này. Mọi người cứ yên tâm. Sẽ tìm ra cách.

Ông Thạch hỏi:

- Chúng ta vượt qua bằng cách nào, khi các đơn hàng đã giảm hơn tám mươi phần trăm?

- Chúng ta bán muối mà, đừng để cuộc sống đánh cắp vị muốn trong lòng chúng ta, sẽ có cách thôi.

Người ta lại thấy ông Muối lên đường tìm những đối tác mới, gặp gỡ những người ông từng giúp đỡ và từng giúp đỡ ông. Khuôn mặt sạm nhưng chắc nịch. Ông tin, thế gian còn nhiều muối và cần muối.

Truyện ngắn của Ngô Thục Miên

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.