[Truyện ngắn] Người trở về

Cỡ hai mươi năm ông mới về thành phố. Phố xá mênh mang đã đổi thay nhiều. Chỉ những di tích thì dường như vẫn còn vẹn nguyên. Cả kỷ niệm đã được đặt tên, cùng với con phố, như vừa mới diễn ra hôm qua. Như gió hồ Bạch Đằng nồng nàn chở theo cả ước vọng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Thành không quên lối rẽ vào con phố ấy. Để chắc, ông hỏi thăm một người dân khi đứng trước ngôi nhà có giàn hoa giấy cứ phô ra sắc đẹp rực rỡ. Đúng là ngôi nhà cần tìm, ông bấm chuông. Thật may, người ra mở cửa là bà. Một vài giây phút sờ sững. Rồi cả hai mau chóng định thần. Ông thấy rõ nét bất ngờ trên gương mặt bà.

- Mời ông vào uống nước! Ôi, ông về khi nào thế?

Rõ là trong câu hỏi của bà có phần luýnh quýnh. Người phụ nữ tuổi gần bảy mươi phúc hậu, nụ cười tươi, cảm như chẳng khác thời xưa là mấy khiến ông thấy vững tâm. Chắc hẳn là bà ấy không phải lo lắng quá nhiều trước cuộc sống. Hai ông bà bộc bạch chuyện cháu con. Ông kể thêm ở nước ngoài có thú chơi hoa, những món đồ dân dã để nhớ về Việt Nam. Các con ông cứ thắc mắc vì sao bố hoài cổ đến thế. Lại còn luôn giữ thói quen đọc sách, ghi nhật ký. Ông không muốn giải thích nhiều, bởi ông thấy chuyện bản thân sống hoài cổ chưa cần nói với các con. Và có nói hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì tới chúng. Ông giữ cho riêng mình.

- Giờ cậu Thịnh khá lắm rồi nhỉ? -  ông hỏi.

- Vâng, nhờ ông quan tâm, cháu đã có nghề, chuẩn bị lấy vợ đấy, ông ạ - giọng bà đầy hàm ơn. Cháu nó có chí lắm. Luôn lấy tấm gương bác Thành ra để soi.

Cả hai cười mừng. Thịnh là con bà Hải với ông Liên. Khi sinh ra, Thịnh mang di chứng chất độc da cam từ bố, tay chân cứ teo lại. Ông Liên bà Hải đã đem con đi khắp nơi tìm thầy tìm thuốc. Cũng nhờ nỗ lực tập luyện của Thịnh, cậu đã tự đi lại được, tự làm vệ sinh cá nhân và làm một số việc nhẹ. Hơn thế, với ý chí bản thân, Thịnh đã vượt qua trở ngại tật nguyền để theo học cái chữ. Giờ có nghề. Ông Thành là người đã hỗ trợ tiền thuốc thang và tiền học cho Thịnh. Nhất là cách đây chục năm, ông Liên lâm trọng bệnh và qua đời, thì sự giúp đỡ của ông Thành khiến cả gia đình rất cảm kích, bởi quanh năm khó khăn bủa vây.

- Nếu không có ông, cháu Thịnh không có được như ngày hôm nay - Bà nhắc lại, như thể chẳng còn biết nói gì hơn.

Ông Thành nhìn sâu vào trong mắt bà, ý bảo, chẳng có gì đâu. Đó cũng là điều tôi đã hứa với anh Liên. Trong nháy mắt, hồi ức lại hiện về…

***

Xưa ông Thành và ông Liên cùng yêu bà Hải. Cả hai đều chân thành. Ông Thành con nhà khá giả, ông Liên con nhà nghèo. Bà Hải quý mến cả hai mà trong lòng chẳng biết nên chọn ai, bởi sợ sẽ làm một người tổn thương. Cả ba thân thiết, tạo được những dấu ấn hằn in kỷ niệm trong nhau, từng ngày được đan bện bền chặt. Ông Thành, ông Liên đều chưa dám thổ lộ tình yêu ấy. Họ âm thầm gìn giữ cảm xúc, như thể sợ nói ra, tất cả sẽ tan biến. Thế rồi cả hai ông lên đường nhập ngũ. Mỗi người một đơn vị, rồi như thêm một cơ duyên, mấy năm sau trở về chung đơn vị. Trong một trận đánh ở vùng A Lưới, cả hai bị thương. Ông Liên bị thương nặng hơn, bởi chính ông đã đẩy bạn mình vào gốc cây, và lãnh nhận phần nhiều sức ép bom nổ vào mình. Lúc ông Thành cõng ra khỏi trận địa để điều trị, mắt ông Liên gần như chẳng còn thấy ánh sáng.

Sau ngày thống nhất đất nước, trở về thành phố, ông Thành chủ động rút lui để ông Liên đến với bà Hải. Ông Liên cảm nhận thấy bạn đã nhường mình. Hỏi, ông Thành chỉ nói: “Tôi thấy không còn hợp với Hải nữa”. Trong thâm tâm, ông Thành muốn rút lui nhường để trả ơn bạn mình. Nếu người bạn, người đồng đội ấy không dùng bản thân để đẩy mình vào gốc cây, liệu còn sống mà trở về?

Cưới được bà Hải trong niềm vui sướng, nhưng ông Liên lại gặp phải những bất hạnh đớn đau. Hai đứa con đầu ông bà dứt ruột sinh ra đã nhiễm chất độc da cam từ bố. Chỉ sống được trên cõi đời vài năm rồi mất. Sinh Thịnh ra, cậu cũng chẳng thoát nổi những khổ đau ấy. Nhưng ông Trời thương, cho cậu làm người. Đời sống ông Liên bà Hải quẩn quanh với cái nghèo, cái bệnh, với nợ nần chồng chất. Ông Thành sống hoang hoải, nhưng dư dả. Phải đến năm năm sau, kể từ khi ông Liên, bà Hải cưới nhau thì ông mới miễn cưỡng lập gia đình. Mọi khó khăn của gia đình ông Liên, ông Thành đều xắn tay vào giúp đỡ.

- Tôi ơn ông nhiều lắm! Vì sao ông cứ giúp gia đình tôi mãi thế? - ông Liên hỏi.

- Tôi có thể ngồi yên khi thấy hai người bạn thân nhất của mình lâm cảnh khó khăn? Hơn nữa, sức ông yếu đi, gầy mòn đi và trở nên khó khăn hơn là từ trong chiến trường, đã lãnh cú đó thay tôi. Nếu ông không cứu, tôi đã ra ma rồi.

- Thì ngày còn đi học, ông luôn thể hiện sự hào phóng - Ông Liên bối rối - Lúc nào ông cũng giúp đỡ gia đình tôi.

Cả hai dành cho nhau những lời chân thành, nhưng không khách sáo. Ông Thành hứa, sau này gia đình bạn có bất cứ khó khăn nào, ông coi như chuyện của mình. Nhất là con cái, sẽ lo lắng cho ăn học thành người. Thế rồi ông Thành cùng gia đình đi định cư ở nước ngoài. Một thời gian sau theo đoàn tổ chức từ thiện quay trở lại chiến trường xưa, những nơi ông đi qua, nơi ông được bà con giúp đỡ. Ông đã giúp đỡ nhiều cảnh đời bất hạnh. Rồi không có điều kiện trở về, nhưng ông kết nối thông qua các tổ chức từ thiện, gửi tiền từ thiện qua những người bạn thường xuyên về nước để làm việc nghĩa. Đặc biệt, ông không quên hỗ trợ về kinh tế cho gia đình hai bạn Liên - Hải. Đến nỗi, bà Hải phải thốt lên trong điện thoại: “Chúng tôi không thể nhận thêm sự trợ giúp nào của ông nữa. Nợ ông nhiều quá!”.

Ông Thành phải giải thích, đó là những việc nên làm. Và ông không chỉ giúp một vài người. Việc từ thiện đã trở thành căn tính của ông. Giúp đỡ một đồng đội, với một người bạn thân trong cảnh sống cơ cực là hoàn toàn nên. Ông Liên mất đúng đợt ông Thành phải điều trị vết thương trên ngực vẫn hằng trở về hành hạ, khiến ông không kịp về nước tiễn đưa người bạn về nơi chín suối. Điều đó làm ông áy náy mãi.

***

- Giờ bà sống ổn chứ? - ông Thành hỏi.

- Tôi ổn. Thằng Thịnh nó đi làm, nó sẽ nuôi được tôi. Tôi cũng mong thế để thôi không nhận trợ giúp của ông nữa. Gia đình nợ ông quá nhiều rồi.

- Kìa bà - ông Thành níu lại, và nhận ra trong giọng nói của bà Hải có sự khách sáo.

- Bà hãy cứ để tôi được hỗ trợ cháu Thịnh. Bà biết không, chính bà và cháu là một phần cuộc sống của tôi. Tôi thật sự là có điều kiện, không phải lo về kinh tế. Lần này trở về, tôi sẽ không đi nữa. Tôi phải ở Hà Nội để làm những việc mà tôi hằng mong.

- Ông có dự định gì lớn sao?

- À, tôi sẽ tham gia với một tổ chức từ thiện khác, giúp đỡ cho trẻ em lang thang và những con em thương binh - ông Thành nói đầy vẻ hào hứng - Họ vẫn cần những bàn tay đưa ra. Họ thật sự thiệt thòi. Tôi sẽ rất vui vì được làm những việc ấy.

Bất chợt, mắt bà Hải rơm rớm. Dường như từ nhiều năm qua, trong đôi khóe mắt ấy, đã chắt ra những giọt ngậm ngùi. Và bà quyết định hỏi thật ông:

- Ngày đó sao ông lại rút lui, vì tôi biết ông dành tình cảm cho tôi?

Lặng người một lúc, ông Thành nói:

- Tôi thương bạn tôi. Anh ấy khổ hơn và thiệt thòi hơn tôi nhiều. Anh ấy cần có bà. Như thể không thể kìm nén, bà Hải thốt lên:

- Thú thật, ngày đó tôi yêu ông hơn. Lúc hai ông ở chiến trường về, tôi chẳng dám làm tổn thương người thương binh là ông ấy. Tôi đã nghĩ là, sẽ sống và bù đắp cho ông ấy. Và đôi lúc, trong tôi dâng lên nỗi tiếc nuối. Tôi và ông ấy cứ chìm đắm trong nỗi hy vọng, thất vọng, và cả bất hạnh nữa. Người ta cũng sinh con ra, con người ta khỏe mạnh, còn chúng tôi…

- Bà yên tâm - ông Thành động viên - Ông trời chẳng lấy đi của ai hết mọi thứ. Rồi cháu Thịnh sẽ bù đắp cho bà.

Bà suýt bật cười. Đứa con tật nguyền của bà nói được những câu đầy triết lý. Chẳng hiểu nó học và ngấm ở đâu, mà cứ một điều sẽ làm mẹ tự hào. Và bà đã tự hào thật. Con bà đã sáng tạo ra một phần mềm được mua với giá khá hậu hĩnh. Nó vẫn đang tích cực khẳng định mình bằng việc làm chủ một cơ sở chuyên viết phần mềm máy tính.

Chiều thong thả. Người bạn hai mươi năm không gặp mặt, chỉ nói chuyện qua điện thoại khiến bà Hải xốn xang vì sự hồn hậu. Vì sao ông ấy cứ giữ mãi được vẻ hồn hậu ấy thế? Điều đó khiến ông ấy trẻ ra.

Bà Hải không quên gợi ý: Chiều nay không bận, tôi và ông đi dạo một chút nhé? Ông Thành đồng ý. Ông dắt chiếc xe đạp mình vừa dùng để đến thăm bạn ra ngõ. Ông ngồi lên xe. Vẫn một vóc dáng săn chắc và phong độ. Bà ý tứ ngồi lên. Chiếc xe thả dốc phố, rồi chầm chậm đi xuống đường Trần Hưng Đạo. Họ dừng lại ở góc hồ. “Gió mát quá”, ông nói: “Ở nước ngoài, tôi thèm cảm giác này lắm đấy”. Bà bảo: “Còn nhớ ngày nào, tôi, ông và cả ông Liên đứng chỗ này”. “Vâng, ngày đó đã xa, nếu vẫn còn ông Liên, hẳn là ba chúng ta còn khối chuyện…”.

Trong đôi mắt bà Hải, ông Thành phải trẻ hơn năm sáu tuổi so với tuổi thật. Trong khung cảnh trời đầu Thu, gió hồ làm phất phơ mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ, nom ông ấy càng lãng tử. Điều đó càng tôn bồi cho sự cao thượng của ông ấy, một người giàu có, nhưng luôn giữ được sự cao thượng và thánh thiện, để tận tình với những người nghèo khó nhất. Bất giác, bà cảm như ông trở về, cùng với những cơn gió Thu mát kia. Rồi ông sẽ lại đi, đến một vùng khác, nơi khác và bỏ xa thành phố này. Bà ước thầm, ông đừng đi đâu nữa. Còn ông, một triết lý dội về. Không điều gì làm cảnh trở nên đẹp thêm bằng sự điểm trang bởi người con gái ta yêu. Cả hai không còn trẻ nữa, ông nhủ, nhưng giữ được những điều tốt đẹp trong nhau là điều mừng lắm lắm.

Gió lại thổi những nỗi niềm trong quá vãng trở về. Ôi sao đẹp lạ! Ông Thành đưa chiếc điện thoại ra chụp hình bà Hải. Hình như, chẳng thấy sự già nua đâu cả, chỉ thấy một hình ảnh thanh tân, lẫn vào cảnh sắc hồ chiều, và gió. Nụ cười cứ chảy xuống thành dòng, như thời tuổi trẻ miên man, diệu vợi.

Truyện ngắn của Diên Khánh

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".